Vai trò của chínhsáchxúctiến thương mại tiêu thụ sảnphẩm của một địa

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 34 - 36)

7. Kết cấu luận văn

1.1.3. Vai trò của chínhsáchxúctiến thương mại tiêu thụ sảnphẩm của một địa

của một địa phương cấp tỉnh

Mục đích chính của hoạt động XTTM cấp tỉnh là cầu nối giữa các hoạt động thương mại, thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể thông qua mua bán, góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vai trò chính trong thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ, định hướng, kết nối, thông tin về thị trường, mặt hàng của các tổ chức XTTM thì các doanh nghiệp giao thương trong và ngoài nước sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

-Vai trò định hướng.

Chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm của tỉnh giúp định hướng và điều tiết hoạt động của các chủ thể hoạt động kinh doanh tại địa phương, đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững. Chính sách XTTM là một hệ thống được hợp thành bởi nhiều chính sách trên các mặt kinh tế, xã hội. Do vậy, một số chính sách về ưu đãi, miễn giảm thuế, chính sách tín dụng góp phần định hướng các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh để phát triển những ngành nghề ưu tiên, khai thác tiềm năng tại địa phương, góp phần xóa bỏ sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.

- Vai trò khuyến khích, hỗ trợ. Để đạt được mục tiêu chính sách XTTM đối với tiêu thụ sản phẩm chủ lực của Tỉnh, nhà nước/chính quyền địa phương ban hành nhiều giải pháp có tính khuyến khích và hỗ trợ về tài chính và các biện pháp kỹ thuật. Qua đó, tạo ra cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các thực thể kinh tế - xã hội tự nguyện tham gia hoạt động XTTM.

- Vai trò tạo lập môi trường

Chính sách XTTM có vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể hoạt động. Đồng thời, các chính sách phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương sẽ giúp đỡ, hỗ trợ để tăng cường năng lực

xúc tiến thương mại của các tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Cùng với những yếu tố khác về tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế vận hành, điều kiện văn hóa truyền thống và các quan hệ ứng xử của các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, sản phẩm.

Chính sách XTTM là một hệ thống gồm nhiều chính sách bộ phận, trong đó có chính sách khoa học công nghệ với các nội dung hỗ trợ chuyển giao, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, … Thêm vào đó, chính sách xúc tiến thương mại, chiến lược xây dựng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát triển sản xuất kinh doanh.

- Chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm của mỗi địa

phương góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương cả trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến cho các sản phẩm của địa phương cấp tỉnh cũng là cơ hội để mở rộng liên kết, quảng bá của sản phẩm của địa phương với các địa phương khác trong cả nước, thúc đẩy hoạt động kinh doanh kể cả ở thị trường nước ngoài. Việc mở rộng mối quan hệ và tạo uy tín với những nhà phân phối lớn như các siêu thị lớn để từ đó tiếp cận gần hơn đến người tiêu dùng thủ đô, tạo dựng niềm tin và hình ảnh của sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra, việc xúc tiến thương mại phần nào nhằm đẩy lùi các mặt hàng không rõ nguồn gốc cũng như không đủ tiêu chuẩn để đưa ra giới thiệu đối với công chúng.

- Chính sách xúc tiến thương mại cho tiêu thụ sản phẩm của một địa phương cấp tỉnh góp phần gia tăng nhận thức người tiêu dùng về sản phẩm cũng như biết được về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Thông qua các chính sách xúc tiến thương mại, giữa nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng đã có thể gây dựng nên được mối quan hệ bền chặt. Người tiêu dùng có thể

nhanh chóng biết đến và tiếp cận được với các sản phẩm của tỉnh, từ đó cơ hội tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong tỉnh tăng lên.

- Cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Các chính sách xúc tiến

thương mại góp phần giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập nhiều hơn cho người dân. Một mặt, người dân có thể tiêu thụ được hàng hóa mà mình sản xuất ra, mặt khác có thể tiêu dùng những hàng hóa được sản xuất tại nơi khác với lợi ích kinh tế cao hơn so với hàng hóa từ trong nước sản xuất ở một số mặt hàng.

1.2. Nguyên tắc và những nội dung cơ bản của chính sách xúc tiếnthương mại tiêu thụ sản phẩm của một địa phương cấp tỉnh

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 34 - 36)