7. Kết cấu luận văn
1.4.2. Bài học rút ra cho tỉnh Sơn La
Để xúc tiến thương mại nông sản đạt kết quả tốt, trước hết phải có sản phẩm đủ tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng cung ứng ra thị trường. Cùng với đó là xây dựng hồ sơ sản phẩm như: xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, tem truy xuất nguồn gốc, GAP, nhãn mác, nhãn hiệu sản phẩm nông sản, tạo niềm tin đối với khách hàng. Từ thực tế thực hiện hoạt động XTTM từ một số địa phương trên cả nước, tỉnh Sơn La có thể tham khảo, rút kinh nghiệm và học hỏi từ những thành công cũng như nhận biết được những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện chính sách XTTM. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Sơn La như:
(1) Nhận thức đúng và đầy đủ về vị trí và vai trò của XTTM
Cần nhận thức đúng và đầy đủ vị trí, vai trò của XTTM được chứng minh qua sự hình thành và phát triển của hệ thống trung tâm XTTM của các tỉnh, thành phố. Nhận thức đúng, đủ vai trò của XTTM về phạm vi, nội dung, mô hình tổ chức, quy mô và mức độ đầu tư cho các hoạt động XTTM.
(2) Tăng cường mối liên kết giữa các tổ chức XTTM khác
Mối liên kết giữa các tổ chức XTTM là một khâu tất yếu, cần được quan tâm. Mối liên kết này phải là một hệ thống liên kết mở, tự nguyện theo một chiến lược, kế hoạch hành động chung, có sự phân công, phối hợp rõ ràng, cụ thể giữa các tổ chức XTTM tỉnh, các doanh nghiệp chuyên môn hóa XTTM, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Mối liên kết giữa các tổ chức XTTM trên địa bàn tỉnh sẽ linh hoạt và hiệu lực trên cơ sở phân định rõ tránh nhiệm từ tổ chức trên từng cấp độ, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của tổ chức XTTM tỉnh về các hoạt động động nghiên cứu thị trường và sản phẩm, chia sẻ, cung cấp thông tin, tư vấn, thẩm định đối tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, tổ chức hoạt động hội chợ thương mại, phối hợp đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự…
Để hoạt động XTTM đạt hiệu quả, giúp các DN, cơ sở sản xuất trong tỉnh nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, các cơ quan, ngành chức năng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có cơ hội phát triển điểm bán cố định tại địa phương; liên kết với các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại để giúp doanh nghiệp giới thiệu, khai thác nguồn hàng đa dạng với chất lượng và giá cả hợp lý.
(3) Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh và các doanh nghiệp là các chủ thể chính cần được đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin cũng như khả năng triển khai tác hoạt động XTTM
Đối với cơ quan chức năng, cần thực hiện tốt từ khâu chỉ đạo đến sản xuất thực tiễn. Một điều quan trọng là cơ quan quản lý nhà nước phải nắm thông tin về nhu cầu người tiêu dùng, đánh giá, phân tích thị trường tiêu thụ, xuất khẩu. Qua đó, định hướng sản xuất, tạo mọi điều kiện cho nông dân sản xuất ra sản phẩm đủ số lượng, bảo đảm tiêu chuẩn; tiêu thụ được sản phẩm, lựa chọn nơi, thời gian, quy mô, hình thức xúc tiến thương mại cho từng loại sản phẩm cho phù hợp - tiết kiệm, nhưng hiệu quả cao.
(4) Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ chức XTTM, liên kết hoạt động của trung tâm XTTM Tỉnh với trung tâm XTTM các tỉnh, thành khác
Cần tập trung đầu tư và phát triển cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật cho trung tâm XTTM tỉnh đáp ứng các yêu cầu tổng hợp và phân tích các thông tin, duy trì và phát triển Website để trao đổi các thông tin, đặc biệt là các thông tin thị trường về mặt hàng, nhu cầu, giá cả và các dịch vụ khác. Từng thực hiện tốt lộ trình phát triển thương mại điện tử. Đầu tư và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy và đào tạo.
Cần tạo lập mối liên kết giữa trung tâm XTTM của tỉnh với trung tâm XTTM của tỉnh thành khác trong cả nước nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác về các hoạt động XTTM. Ngoài ra, việc lựa chọn các công cụ và phương thức thích hợp để tối đa hóa hiệu quả XTTM cũng như việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là những bài học quý giá cần được nghiên cứu và triển khai ngay.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỦ