Các nhântố ảnh hưởngđến triển khai thực hiện chínhsách

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 42 - 44)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2. Các nhântố ảnh hưởngđến triển khai thực hiện chínhsách

- Nguồn lực: Thành công của chính sách phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và sự hoạt động của cơ quan và công chức hoạch định, thực hiện chính sách cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh bộ máy hiệu quả, công chức có đủ trình độ, năng lực, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, giữa nhà nước và nhân dân thì mới có thể làm tốt công tác phân tích, dự báo, nêu sáng kiến lựa chọn phương án tối ưu để xây dựng ban hành chính sách, tổ chức các hình thức cơ cấu thực hiện chính sách như hướng dẫn, đào tạo tập huấn, xây dựng các chương trình, dự án cụ thể hóa để thực hiện chính sách, tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá để có những tổng kết, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách.

- Tổ chức bộ máy: Bộ máy xây dựng và thực hiện chính sách thường là các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước. Bộ máy thực hiện công tác hoạch định: xác định cơ quan nào sẽ tham gia xây dựng chính sách, cơ quan nào sẽ phối hợp cùng thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, còn xác định công tác tham mưu trong việc xây dựng cơ chế, chính sách. Bộ máy thực hiện công tác hoạch định hiệu quả sẽ tránh tình trạng một cơ quan phải làm quá nhiều chính sách; hoặc một chính sách có quá nhiều cơ quan cùng làm; hoặc tránh

tình trạng công tác tham mưu trong việc xây dựng cơ chế, chính sách trên một số lĩnh vực còn hạn chế, chưa tạo hàng lang pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

Bộ máy thực hiện chính sách là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự thành công của chính sách. Nếu một chính sách đề ra hợp lý nhưng bộ máy tổ chức thực hiện quan liêu, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả thì sẽ không thực hiện được hoặc thực hiện sai chính sách trên thực tế. Việc thực hiện chính sách phụ thuộc vào sự phân định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm, lợi ích của các cơ quan thực hiện. Bên cạnh cơ quan chủ chốt có trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện chính sách nhất định, các cơ quan phối hợp tổ chức thực hiện chính sách cần được xác định cụ thể để tạo ra môi trường đồng bộ cho tổ chức thực hiện chính sách. Số lượng cơ quan tổ chức thực hiện chính sách cần phù hợp để đảm bảo tính chịu trách nhiệm đối với thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, sự tham gia của đối tượng thụ hưởng chính sách (tuân thủ hay không tuân thủ chính sách) cũng quyết định sự thành công hay thất bại của chính sách.

Nguồn lực vật chất: Việc xây dựng và thực hiện chính sách đòi hỏi nguồn kinh phí nhất định. Nguồn kinh phí để thực hiện một chính sách thường do ngân sách nhà nước cung cấp, do các tổ chức xã hội và tư nhân đóng góp, do huy động trong dân hoặc do nước ngoài tài trợ. Nguồn kinh phí này được chi cho các nhu cầu sauchi phí xây dựng cơ sở vật chất cho việc thực hiện chính sách; mua sắm thiết bị vật tư, phương tiện kỹ thuật và các chi phí vật chất khác; trả lương cho đội ngũ công chức tổ chức thực hiện chính sách; chi phí bồi dưỡng cho những người bị thiệt hại do việc thực hiện chính sách gây ra. Như vậy khi xây dựng và thông qua chính sách cần phải dự tính trước nguồn kinh phí về mặt số lượng cũng như các nguồn đầu tư.

- Các chính sách kinh tế. Các chính sách kinh tế từ trung ương đến địa phương có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện chính sách xúc tiến thương mại của tỉnh. Các chính sách xuất nhập khẩu, đầu tư, tài chính, du lịch… hay xúc tiến thương mại có liên hệ mật thiết với nhau. Hoạch định hay thực thi chính sách xúc tiến thương mại cần dựa trên mối liên kết với các chính sách kinh tế khác để đảm bảo đạt hiệu quả cao, giảm thiểu thất thoát nguồn lực của các chủ thể.

-Khoa học công nghệ và các yếu tố khác: Trình độ khoa học công nghệ đang phát triển với tốc độ vũ bão và ngày càng có nhiều thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh. Điều này càng làm cho khoảng cách giữa sự phát triển khoa học công nghệ với việc đổi mới, cải tiến kỹthuật trong sản xuất ngày càng nới rộng và hệ quả là sự phát triểncủa các doanh nghiệp không theo kịp sự phát triển khoa học công nghệ, do vậy sản lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng sảnphẩmkhông đồng đều, mẫu mã sản phẩm không đa dạng.

Như vậy có thể thấy trình độ phát triển khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đếnthực thi chính sách thương mại, vì thế trong xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách, cần có sự quan tâm, có cơ chế phù hợp nhằm từng bước cơ khí hóa, hiện đại hóa kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất. Có như thế, chính sách XTTM mới đảm bảo tính khả thi và phát huy hiệu quả trên thực tế.

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và bài học rútra cho tỉnh Sơn La trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách xúc

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 42 - 44)