Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 87 - 92)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đã đạt được trong việc thực hiện các chính sách xúc tiến thương mại, việc hoạch định và thực thi chính sách XTTM tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La thời gian qua vẫn còn những hạn chế, khó khăn.

Về nội dung chính sách XTTM của tỉnh Sơn La, về cơ bản là bám sát quy định của nhà nước và thực tế sản xuất, phân phối, đặc thù của Tỉnh do vậy, nhận được sự quan tâm, ủng hộ của đối tượng thụ hưởng chính sách. việc nâng cao nhận thực, năng lực của các chủ thể chưa được thường xuyên, Vấn đề tồn tại hạn chế chủ yếu là ở khâu thực thi chính sách XTTM tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La thời gian qua, tài chính hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại là đang còn gặp khó khăn, do đó hiệu quả chính sách còn thấp, nhận thức, năng lực của các chủ thể còn hạn chế. Hình thức thực hiện chính sách từ trên xuống chưa tạo ra sự linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế để mang ại hiệu quả cao hơn. Đội ngũ nhân lực triển khai,

thực hiện công tác xúc tiến thương mại còn mỏng và yếu. Chính vì vậy, hiệu quả của chính sách chưa thật sự phát huy được hết khả năng trên thực tế.

Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trong thực thi chính sách là:

- Thứ nhất, công tác phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách còn chưa hiệu quả.

Chính sách XTTM bao hàm nhiều nội dung khác nhau trên các lĩnhvực kinh tế, xã hội. Do vậy, để đảm bảo việc thực hiện các nội dung này một cách toàn diện, hệ thống, cần thiết phải giao cho các bộ phận chịu trách nhiệm trên từng nội dung và phối hợp với nhau trong tổ chức thực hiện.

Thực tế hiện nay, để thực hiện các nội dung chính sách XTTM tại tỉnh Sơn La cần có sự phối hợp của các cơ quan quản lý như Sở Công Thương, Sở NN-PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư, các huyện, thành phố. Mặc dù, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ phù hợp với thẩm quyền được giao trong thực hiện chính sách song điểm hạn chế lớn nhất vẫn là sự phối hợp giữa các ngành chưa được thật sự chưa nhịp nhàng, hiệu quả.

-Thứ hai, số lượng và trình độ đội ngũ công chức thực hiện chính sách còn mỏng và hạn chế, do vậy chưa phát huy hết khả năng, hiệu quả trong triển khai thực hiện công vụ.

Thực tế cho thấy đội ngũ công chức thực hiện chính sách tại tỉnh Sơn La còn khá mỏng về số lượng và năng lực thực hiện còn hạn chế. Xác định đẩy mạnh công tác XTTM trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, tỉnh đã quan tâm củng cố xây dựng Trung tâm Xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư, tuy nhiên số lượng cán bộ trực tiếp làm công tác XTTM còn ít (chỉ có 7 người trực tiếp làm việc tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư về lĩnh vực thương mại, còn lại chủ yếu là cán bộ phòng chuyên môn của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, các huyện, thành phố kiêm nhiệm tham gia thực hiện

công tác xúc tiến Thương mại). Lực lượng cán bộ mỏng và thiếu như vậy ảnh hưởng đến công việc triển khai hoạt động XTTM, đặc biệt là vào những thời điểm cùng lúc phải tham gia nhiều sự kiện khác nhau.

Việc năng lực, trình độ còn chưa cao, đặc biệt là thiếu kiến thức chuyên ngành, dẫn đến công chức chưa phát huy được tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động thực tế, chủ yếu tuân thủ mệnh lệnh hành chính từ cấp trên và dừng lại ở việc theo dõi những biến động trong hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Bên cạnh đó, việc cán bộ công chức kiêm nhiệm trong thực hiện chính sách xúc tiến thương mại dẫn đến sự quan tâm, tập trung công sức vào công tác XTTM là chưa nhiều, khó nắm bắt đề xuất các hoạt động phát sinh thực tế.

-Thứ ba, nguồn lực thực hiện chính sách còn hạn chế

Nguồn lực là điều kiện vật chất vô cùng cần thiết, quyết định đến sự thành bại của chính sách. Qua phân tích tình hình thực hiện chính sách XTTM tại Sơn La cho thấy hiệu quả của việc thực hiện chính sách chưa phát huy hết khả năng là do nguồn lực thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế. Chính sách tài chính hỗ trợ cho địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế để quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm. Bên cạnh đó việc thủ tục hành chính trong công tác hỗ trợ, ưu đãi còn rườm rà cũng là yếu tố tác động đến hiệu quả triển khai thực hiện chính sách. Ngoài ra, năng lực quản lý, điều hành, giải quyết công việc của một số cán bộ, công chức còn hạn chế.

- Thứ tư, tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường xuất khẩu

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy cơ hội được giới thiệu về tiềm năng của sản phẩm địa phương cũng như quảng bá hình ảnh sản phẩm địa phương tới thị trường quốc tế, nâng cao kinh tế địa phương. Tuy nhiên,

bên cạnh những thuận lợi, nhiều khó khăn đặt ra cho chính sách XTTM của Sơn La.

Các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, mô tả chi tiết thành phần của sản phẩm, có thương hiệu và đảm bảo chất lượng cao... Trong khi, các sản phẩm của tỉnh Sơn La vẫn cần phải khẳng định được sự bền vững cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Việc tổ chức thực hiện về tem, nhãn mác, bao bì còn chưa chuyên nghiệp để thu hút ngưưi tiêu dùng và nâng cao giá trị cho sản phẩm. Chủ yếu các sản phẩm đem xuất khẩu là những sản phẩm thô, chưa qua chế biến và có giá trị xuất khẩu thấp. Hoạt động xuất khẩu vẫn chưa có nhiều nhà thu gom đủ mạnh để liên kết chặt chẽ trong chuỗi liên kết để đáp ứng được thị trường.

Việc hỗ trợ về cung cấp thông tin, yêu cầu điều kiện của nước nhập khẩu và thủ tục xuất khẩu hàng hóa chưa được thường xuyên.

- Thứ năm, năng lực và nhận thức của DN, HTX, cơ sở sản xuất về vai trò và việc tham gia vào các hoạt động XTTM còn chưa cao dẫn đến hiệu quả thực thi chính sách còn thấp.

Các doanh nghiệp, HTX trong tỉnh chưa chủ động nghiên cứu các chính sách để tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại để tiêu thụ và xuất khẩu các nông sản chủ lực của tỉnh.

Các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Tỉnh còn khó khăn về tiềm lực tài chính để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu yêu cầu của các nhà phân phối, các điều kiện của nước nhập khẩu... và các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tiềm lực của mình cho các đơn vị tiêu thụ lớn và doanh nghiệp xuất khẩu. Việc nâng cao chất lượng, thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm chưa thật sự được quan tâm.

Một số doanh nghiệp, HTX vẫn còn chưa chủ động để xây dựng hình ảnh, quảng bá cho các sản phẩm của chính mình. Cụ thể ở đây là việc chuẩn

bị tài liệu, ấn phẩm phục vụ cho mục đích giới thiệu cũng như tìm kiếm đối tác còn sơ sài và chưa được chú trọng. Chưa thật sự chủ động, vẫn còn chờ đợi sự hỗ trợ từ nhà nước hoặc mục đích tham gia vào hội chợ, triển lãm chỉ để tiêu thụ hàng hóa trong thời gian ngắn.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã chưa thật sự quan tâm đến việc nâng cao năng lực, kỹ năng xúc tiến thương mại, am hiểu thị trường và thực hiện các hợp đồng kinh tế linh hoạt và hiệu quả.

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TIÊU THỤ MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025

3.1. Dự báo, mục tiêu và một số định hướng hoàn thiện chính sáchxúc tiến thương mại tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La từ

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 87 - 92)