Một số dự báo về năng lực sản xuất và tiêu thụ các sảnphẩm chủ lực của tỉnh

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 92)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1. Một số dự báo về năng lực sản xuất và tiêu thụ các sảnphẩm chủ lực của tỉnh

chủ lực của tỉnh Sơn La từ nay đến năm 2025

a. Tình hình chung

Bối cảnh thế giới và khu vực đang trải qua nhiều diễn biến phức tạp, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vẫn đang diễn ra và thay đổi nhanh chóng.

Trong thời gian tới hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trên thế giới. Toàn cầu hóa, hợp tác, liên kết để ổn định và phát triển tiếp tục là yêu cầu khách quan trong mọi lĩnh vực của đời sống toàn cầu. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho hoạt động XTTM thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Tỉnh.

Tiến bộ mạnh mẽ về khoa học - công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở đường cho những bước nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của mỗi nước; đồng thời cũng làm khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các nước càng thêm sâu sắc. Sự chênh lệch về phát triển khoa học - công nghệ sẽ buộc một số quốc gia phát triển chậm phải chấp nhận “làm thuê” cho nước phát triển hơn trong phân công lao động mới. Do đó, nếu không chủ động tích cực về chiến lược, chính sách, không bắt kịp được xu thế phát triển của nhân loại thì những quốc gia nhỏ, chậm phát triển có thể trở thành những “quốc gia phụ thuộc”. Việc áp

dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác XTTM là cần thiết để không bị tụt hậu so với các nước.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ 4.0 cũng đang tạo ra cả những tiềm năng, cơ hội cũng như những thách thức mà cả nước đang phải đối mặt. Xét trong phạm vi hẹp, chính tỉnh Sơn La cũng đối mặt với những cơ hội cũng như thách thức trên.

Kinh tế vĩ mô ổn định hơn; chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp và tương đối ổn định là điều kiện quan trọng cho sự phát triển kinh tế trong thời gian tới. Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam – EU (EVFTA và IPA) chính thức được ký kết tại Hà Nội (ngày 30/6/2019) sau hành trình 9 năm đàm phán; đây được coi là sự kiện đi vào lịch sử của mối quan hệ giữa Việt Nam và EU và mở ra những lợi ích chưa từng có cho các công ty, người tiêu dùng và người lao động ở châu Âu và Việt Nam, nhưng cũng tạo ra những thách thức rất lớn, nhất là trong việc phát triển thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh cả ở thị trường quốc tế và thị trường trong nước. Hiểu rõ được những sản phẩm chủ lực của địa phương như xoài, nhãn, chanh leo… tỉnh Sơn La cần phải có những định hướng cụ thể để tận dụng cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và châu Âu. Đồng thời củng cố những khó khăn và thách thức trong nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng tới nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đăng kí thương hiệu cũng như nhận diện của sản phẩm thông qua thiết kế mẫu mã, bao bì và những thông số của sản phẩm.

Tỉnh Sơn La đang bước vào giai đoạn có nhiều thuận lợi khi kinh tế của địa phương đã có sự chuyển biến, giữ được mức tăng trưởng khá trong nhiều năm, có tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, có vị trí trung tâm của Tiểu vùng Tây Bắc, định hướng nền nông nghiệp của tỉnh Sơn La phát triển nhanh và bền vững dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tận dụng tốt các cơ hội phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Các cửa khẩu chính được nâng cấp (Cửa khẩu Lóng Sập), cửa khẩu phụ (Nậm Lạnh) được công nhận; nhiều tiềm năng, lợi thế đã và đang được khai thác như công nghiệp thủy điện, khai khoáng, chương trình phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chế biến nông sản xuất khẩu.... tạo tiền đề quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi là những khó khăn thách thức riêng như một số yếu kém vốn có của tỉnh như địa lý, kinh tế không thuận lợi, biến đổi khí hậu, thiên tai; hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ; Công nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ, lẻ. Suất đầu tư cho công nghệ ở mức thấp so với bình quân chung của cả nước, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn hạn chế, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao.

- Nâng cao giá trị, chất lượng phát triển nôngệpnghibền vững theo

chuỗi giá trị gắn với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và ứng phó biến đô khí hậu,.... là xu hướng tất yếu.

- Biến đổi khí hậu đến nhanh và mạnh hơn, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn. Tài nguyên đất, tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, dịch bệnh là thách thức không hề nhỏ đối với ngành nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.

b. Dự báo về năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực của

Sơn La - Về năng lực sản xuất

Sản lượng, diện tích một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La đển năm 2025 dự kiến tăng khá, tạo nguồn cung cho phân phối hàng hóa và cũng là một đòi hỏi đặt ra cho công tác XTTM tiêu thụ sản phẩm của Tỉnh.

Giai đoạn từ năm 2021-2025 diện tích một số loại cây trồng lâu năm đã trồng mới hoặc ghép cải tạo trong giai đoạn 2017-2019 bắt đầu cho sản phẩm, dần đi vào ổn định về sản lượng, diện tích trồng xen canh ngày càng tăng, do

vậy giá trị sản xuất trên 1 ha đất trồng trọt giai đoạn 2021-2025 dự báo tăng khoảng 10-15%/ha/năm.

Bảng 3.1. Dự kiến sản lượng một số sản phẩm nông sản chủ lực của Sơn La đến năm 2025

Sản phẩm Diện tích Sản lượng

Trồng trọt

Cây ăn quả và cây sơn tra 115.000 ha 900.000 tấn

Chè búp tươi 69.600 tấn Cà phê nhân 37.350 tấn Mía cây 657.000 tấn Chăn nuôi Đàn trâu 133.760 con Đàn bò thịt 408.000 con Đàn bò sữa 70.000 con Đàn dê 252.670 con Đàn gia cầm 8.780 nghìn con

Thịt hơi xuất chuồng các loại 90.600 tấn

Sản lượng sữa tươi 186.220 tấn

Thủy sản

Nuôi trồng 2.960 ha 9.590 tấn

Khai thác 1.400 tấn

Nguồn: Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT

- Về chất lượng sản phẩm nông sản chủ lực tiếp tục được tăng lên, tạo nguồn sản phẩm phong phú và có giá trị cao hơn.

+ Trong giao đoạn 2021 - 2025, mỗi năm phát triển thêm từ 30 chuỗi mới trở lên.

+ Xây dựng hệ thống truy xuất sản phẩm cho các doanh nghiệp, HTX cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (mỗi năm hỗ trợ xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu cho từ 3 đến 5 sản phẩm mới. Hỗ trợ cho duy trì và phát triển cho 100% các sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ) và đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm (hỗ trợ đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm của các HTX, liên minh HTX, doanh nghiệp xây dựng, duy trì và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn).

- Về tiêu thụ:

Nhu cầu của thịtrườngthếgiớivàtrong nướcngàycàngtăng trong khi sản xuất cây trồngnước ta ngàycàngphát triển khá toàn diện, liên tục tăng trưởng cả về diện tích, sản lượng, dự kiến phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ nội địa và gia tăng xuất khẩu.

Trong thời gian tới, tỉnh Sơn La phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững, xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản an toàn ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông sản của tỉnh.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La từ nay đến năm 2025

- Mục tiêu chung

Với điều kiện về sản xuất ngày càng được hoàn thiện, sản lượng các sản phẩm chủ lực sẽ được duy trì ổn định và có nhiều khả năng gia tăng nhưng ngược lại, tỉnh Sơn La cần xây dựng và hoàn thiện hơn nữa chính sách xúc tiến thương mại trong tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo gia tăng lợi ích, hiệu quả, nâng cao đời sống của người dân.

- Mục tiêu cụ thể về hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại trong tiêu thụ sản phẩm tỉnh Sơn la đến năm 2025

Triển khai thực hiện đề án, Chương trình, kế hoạch về xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 – 2025 và kế hoạch xúc tiến thương mại, kế hoạch xuất

khẩu nông sản hàng năm để làm cơ sở cho các cấp, các ngành, các huyện, thành phối chủ động và phối hợp thực hiện công tác xúc tiến thương mại trong điều kiện mới; Định hướng lựa chọn, hướng dẫn quy trình đăng ký sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; hỗ trợ các cơ sở nâng cấp hoàn thiện mẫu mã, bao bì, logo, tem nhãn cho các sản phẩm trên địa bàn tỉnh; Tập trung đẩy mạnh các nhà máy chế biến nông sản để sản xuất đa dạng các sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản, nâng cao giá trị sản phẩm;

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho 100% đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ở (tỉnh, huyện, xã) và lãnh đạo các doanh nghiệp/HTX tham gia công tác xúc tiến thương mại;

Nâng cao nhận thức và năng lực của các chủ thể nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường và tham gia hiệu quả hoạt động Xúc tiến thương mại.

Tập trung thu hút các thành phần kinh tế để đầu tư, nâng cấp vào các cơ sở hạ tầng thương mại như các chợ địa phương, chợ trung tâm xã, siêu thị cũng như các trung tâm thương mại, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP....

Tranh thủ tiếp cận, đổi mới cách thức quảng bá, các hoạt động truyền thông để thu hút được sự quan tâm cũng như gia tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp tới người tiêu dùng trong cả nước.

Đổi mới cách thức, nội dung tổ chức hội nghị, hội thảo, tuần hàng, hội chợ để nâng cao hoạt động xúc tiến thương mại.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mạitiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La từ nay đến 2025 tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La từ nay đến 2025

3.2.1. Rà soát văn bản chính sách về xúc tiến thương mại tiêu thụmột số sản phẩm chủ lực của Tỉnh thời gian qua một số sản phẩm chủ lực của Tỉnh thời gian qua

Tỉnh Sơn La cần thường xuyên tiến hành công tác rà soát, đánh giá trước và sau đối với chính sách XTTM nói chung và chính sách XTTM tiêu thụ sản phẩm chủ lực của Tỉnh nói riêng. Qua đó, phát hiện những nội dung, quy định còn mâu thuẫn với quy định của cả nước và những quy định liên

quan của Tỉnh, những nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế, nội dung bị chồng chéo… Từ đó, kịp thời chỉnh sửa, bãi bỏ, bổ sung, hoàn thiện chính sách để chính sách được thực thi có hiệu quả.

3.2.2. Nâng cao các chính sách hỗ trợ tài chính cho xúc tiến thương mại

Để thực hiện hiệu quả đan xen các hoạt động xúc tiến thương mại cho phù hợp với tiềm năng phát triển của tỉnh Sơn La, cần có hậu thuẫn của một chính sách tài chính vững mạnh.

Chú trọng phân bổ nguồn lực để thực hiện chính sách, tận dụng nguồn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương một cách hợp lý cùng với việc kêu gọi, huy động xã hội hóa trong hoạt động XTTM trong thời gian tới. Để có được nguồn vốn dồi dào phục vụ cho phát triển sản phẩm cần thiết phải có cơ chế đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ các nguồn như vốn tự có trong dân, từ các tổ chức tín dụng và từ ngân sách nhà nước và các tổ chức kinh tế khác... trong đó nguồn vốn tự có và huy động từ trong dân là rất quan trọng. Các quỹ tín dụng, ngân hàng và các tổ chức khác: các tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nguồn vốn, tín dụng, trang thiết bị máy móc hiện đại cho hoạt động của các vùng sản xuất, các cơ sở, nhà máy chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng.

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến hiệu quả chính sách xúc tiến thương mại chưa phát huy trên thực tế là do nguồn vốn thực hiện chính sách còn hạn chế. Chính vì thế, sự tham gia của các quỹ tín dụng ngân hàng trong thực hiện chính sách sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn, từ đó có cơ hội tận dụng nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Để huy động được sự đầu tư trong nước và nước ngoài, tỉnh cần tạo được một môi trường kinh doanh thuận lợi, cởi mở.

- Đầu tư cho khoa học, công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao và giảm chi phí sản xuất cũng như đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh.

- Hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia nghiên cứu, khảo sát thị trường quốc tế, tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Mặt khác, tỉnh cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các nguồn tài trợ của các thành phần kinh tế, tổ chức phi chính phủ, chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực này.

- Hỗ trợ kinh phí để các cơ quan chuyên môn phối hợp tác với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu, tiếp tục mở các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ XTTM cho cán bộ, viên chức, công chức và nhà quản lý doanh nghiệp để nâng cao kiến thức về xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

- Đầu tư trực tiếp cho hoạt động xúc tiến thương mại theo tinh thần đầu tư cho phát triển vào những ngành/sản phẩm chiến lược của tỉnh.

Ngoài ra cũng cần sự hỗ trợ của Nhà nước giành cho công tác quy hoạch, đào tạo nghề, phát triển hạ tầng và hỗ trợ kinh phí xử lý môi trường trong các vùng sản xuất nông nghiệp, các khu, cụm, điểm công nghiệp. Cơ quan quản lý các cấp phải tạo ra cơ chế liên kết các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng phục vụ đầu tư, mở rộng sản xuất thông qua việc đơn giản hóa thủ tục vay vốn, ưu đãi về mức lãi suất cho vay cũng như thời hạn cho vay hợp lý.

- Tập trung tối đa và lồng ghép linh hoạt các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án hỗ trợ từ nguồn lực tài chính của các bộ, ngành Trung ương cho địa phương để thực hiện chính sách hõ trợ tài chính cho hoạt động xúc tiến thương mại.

- Dành 1 phần nguồn lực tài chính hợp lý từ nguồn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện cho việc triển khai chính sách hỗ trợ tài chính trên địa bàn, đảm bảo yêu cầu hoạt động xúc tiến thương mại ở địa phương.

- Có cơ chế huy động nguồn tài chính trong dân cư, trong doanh nghiệp và cơ chế tận dụng ưu đãi từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn cho hoạt động XTTM của địa phương.

- Tăng cường liên kết chuỗi, liên kết vùng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông, kỹ thuật, kết nối giữa các khâu trong hoạt động xúc tiến thương mại với các tỉnh, thành phố trong cả nước và hoạt động xuất khẩu hàng hóa đến các thị trường có nhiều lợi thế cho sản phẩm của Sơn La đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của Sơn La.

3.2.3. Tăng cường chính sách về nâng cao chất lượng nhân lực xúc tiến thương mại tiến thương mại

Tỉnh cần quan tâm tới công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành về XTTM và nâng cao năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách XTTM cho đội ngũ công chức cấp tỉnh và cấp huyện, xã.

- Tổ chức, liên kết tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành về XTTM, đặc biệt là XTTM với cấp địa phương, với sản phẩm chủ lực đặc thù của Tỉnh (nông sản).

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 92)