7. Kết cấu luận văn
3.2.7. Các nhóm giải pháp về hoạt động tư vấn, hỗ trợ XTTM trên địa bàn
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh hỗ trợ quảng bá, kết nối, tiêu thụ.
3.2.7. Các nhóm giải pháp về hoạt động tư vấn, hỗ trợ XTTM trên địabàn bàn
- Hoàn thiện công tác phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách XTTM. Tăng cường phối hợp giữa Sở Công Thương, các cơ quan nhà nước liên quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất và hiệp hội ngành hàng trong
tiếp cận và mở rộng thị trường. Để sự phối hợp được hiệu quả, cần có sự phân công trách nhiệm rõ rệt của mỗi bên:
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cũng như xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng của tỉnh Sơn La tới với người tiêu dùng nước ngoài; tăng cường công tác khảo sát, tìm hiểu thị trường - ngành hàng nhằm đưa ra những dự báo cung - cầu của thị trường cũng như xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Ngoài ra những buổi họp mặt định kỳ giữa Sở, các sở ngành liên quan với UBND huyện, thành phố nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động xúc tiến thương mại.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng nhiều hơn bằng việc có thể gọi điện hoặc gửi email trực tiếp để xác nhận đơn đặt hàng cũng như theo dõi vận chuyển của hàng hoá. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng thuơng̛ mạiđiẹn̂ tử, zalo, các kênh điện tử khác nhằm đẩy mạnh công tác
kết nối tiêu thụ, xuất khẩu.... Ngoài ra cần đề nghị các bộ ngành liên quan hoàn thiẹn̂ cá van̆ bảnphápluạt̂liên quan đếnchínhsáchxúctiếnthûông mại cũng nhû chính sáchxuấtnhập khẩuđểtạomôi trûờngpháplýlành mạnhcho cácdoanh nghiệp cạnhtranh.
- Phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh. Việc hỗ trợ này giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh tiếp cận và sử dụng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại với chi phí thấp để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ do các doanh nghiệp ở tỉnh cung cấp. Hướng tiếp cận trong thời gian tới có thể là: Đầu tư có trọng điểm, tập trung vào những công trình mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao; Tập trung đầu tư, xây dựng các trung tâm thương mại, cơ sở giao dịch hàng hóa; Khai thác và sử dụng có hiệu quả vốn trung ương, địa phương cấp và nguồn vốn khác; Tăng cường hợp tác quốc tế trong các công trình cơ sở hạ tầng để tranh thủ các nguồn lực như vốn, kỹ thuật, công nghệ, quản lý…
- Tăng cường mối liên kết, phối hợp giữa các tổ chức XTTM của các bộ, ngành Trung ương, địa phương, hiệp hội, các doanh nghiệp. Do công tác XTTM có liên quan đến nhiều bộ, ngành và cơ quan khác, vì vậy, cần phải phát huy sức mạnh tổng lực của nhiều cơ quan để tăng cường phối hợp hoạt động XTTM với xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch XTTM trở thành nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành, như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả công tác này; Xây dựng cơ chế hợp tác, chia sẻ thông tin, thích hợp với các tổ chức XTTM ở các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các tỉnh tây bắc trung du miền núi bắc bộ để công tác xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao.
- Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hóa của tỉnh tại các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo, các đợt tổ chức sự kiện… trong nước cũng như quốc tế. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu quảng bá cho doanh nghiệp, hợp tác xã; Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá thông qua Trung tâm XTTM các tỉnh , thành phố.
- Tổ chức đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng và quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng đối với những sản phẩm chủ lực của tỉnh. Xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh.
- Một số giải pháp chủ yếu đối với sản xuất hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản chủ lực của Tỉnh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của sản phẩm.
Trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0, cần nhanh chóng áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào tất cả các khâu của quy trình trồng trọt, sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tăng cường mở rộng quy mô trồng trọt, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP kết hợp với các chuỗi cung ứng nông sản an toàn. Đồng thời tăng cường thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nhằm tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến. Từ đó đồng bộ hóa và nâng tầm thương hiệu sản phẩm của Sơn
La về lâu dài được nhận diện là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường lớn/khó tính.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nông sản của tỉnh Sơn La, khắc phục những tồn tại, hạn chế về vùng nguyên liệu trong giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh Sơn La cần tiếp tục phải cải tạo, lựa chọn các loại giống cây trồng có năng suất và chất lượng tốt (như: giống Nhãn Idor, Thanh Nhãn, các giống Xoài, Thanh Long, Chanh Leo, Bơ… ) để cải tạo, phát triển tại Sơn La và đủ điều kiện xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như: Mỹ và các nước EU; Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật, kiểm soát quy trình sản xuất an toàn, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản của tỉnh Sơn La, đáp ứng được yêu cầu của thị trường;
Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư phát triển hệ thống các kho bảo quản lạnh để góp phần dải vụ, giãn vụ, dự trữ để duy trì cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, thời gian cung cấp hàng hóa ra thị trường trong nước và xuất khẩu được lâu hơn, dài hơn, nâng cao giá trị sản phẩm.
Tiếp tục hoàn thiện 161 chuỗi hiện nay từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản (Hiện nay mới chỉ dừng lại ở khâu cung cấp cho thị trường các sản phẩm rau, củ, quả tươi chưa qua chế biến) tập trung cho chế biến đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng khách hàng; tiếp tục phát triển các chuỗi liên kết mới gắn với vùng nguyên liệu và sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của thị trường.
Lựa chọn, vận động thành lập các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các nhà thu gom đủ năng lực để thực hiện có hiệu quả chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm.
Tập trung sản xuất quy mô hàng hoá gắn với xây dựng các chuỗi giá trị nông sản; xây dựng thương hiệu sản phẩm, mẫu mã, bao bì, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản. Ngoài ra tạo ra những giá trị văn hoá, gắn với chỉ dẫn địa lý nhằm tạo ra sức hút đối với các doanh nghiệp tiêu thụ và xuất khẩu; đảm bảo được chất lượng hàng hóa tiêu thụ và xuất khẩu cũng như thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tổ chức các hoạt động sáng tạo, dịch vụ tư vấn phát triển cho sản phẩm công nghiệp chế biến nông sản.