Nâng cao chínhsách truyền thông tiếp cận và phát triển thịtrường

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 105 - 107)

7. Kết cấu luận văn

3.2.6. Nâng cao chínhsách truyền thông tiếp cận và phát triển thịtrường

Tỉnh cần chú trọng đổi mới cách thức quảng bá, các hoạt động truyền thông để thu hút được sự quan tâm cũng như gia tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp tới người tiêu dùng trong cả nước.

Tiếp tục tổ chức các hoạt động truyền thông tiếp cận phát triển thị trường một cách truyền thống như tổ chức các Hội nghị, các tuần hàng; tham gia các gian hàng tại các hội chợ để trưng bày, quảng bá, kết nối các sản phẩm nông sản tại các tỉnh, thành trong cả nước và nước ngoài như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc, và một số nước… để các doanh nghiệp và người tiêu dùng biết đến để kết nối tiêu thụ các sản phẩm.

Bên cạnh đó, hiện nay, cùng với sự phát triển của KHCN, cũng như tác động những vấn đề thực tế, việc tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá đã có sự thay đổi sâu sắc về cách thức. Đơn cử như trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp Việt Nam không thể tham gia các hoạt động xúc tiến truyền thống, Bộ Công Thương đã nhanh chóng triển khai đa dạng các hình thức xúc tiến mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức một loạt các sự kiện hội thảo trực tuyến cung cấp thông tin về tình hình, cơ hội thị trường nước ngoài, kết nối giao thương trực tuyến, giúp doanh nghiệp tiết giảm thời gian, chi phí xúc tiến. Do vậy, Tỉnh cần hoàn thiện, bổ sung thêm những quy định, các chính sách cụ thể để có thể quản lý và phát triển đối với các hình thức XTTM mới này.

Cùng với thị trường trong nước, Tỉnh cần tăng cường liên kết mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác tiềm năng để xuất khẩu. Điều này cần sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương cũng như các tỉnh bạn tạo nên sự kết nối chặt chẽ, phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu. Trong giai đoạn 2021- 2025, các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia đã có hiệu lực nên Việt Nam đã tham gia hội nhập sâu rộng với các thị trường lớn như EU và một số nước. Do vậy trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước của Sơn La cần có giải pháp, phối hợp, hỗ trợ đó là:

- Thường xuyên tổ chức các đoàn công tác hoặc tham gia các đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đi khảo sát thị trường các thị trường tại EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc… để hỗ trợ quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý để đủ điều kiện xuất khẩu các sản phẩm nông sản sang thị trường các nước.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ ngành trung ương, Tổ chức các hội nghị giao thương trực tuyến với các các tỉnh trong nước và thị trường nước ngoài Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá, kết nối tiêu thụ và xuất khẩu cho từng loại sản phẩm chủ lực như xoài, nhãn, chanh leo, cà phê... và một số sản phẩm đã qua chế biến. Tổ chức các buổi Hội thảo giới thiệu sản phẩm nông sản Sơn La với các thị trường (mời đại diện các doanh nghiệp thu mua; đại diện Hải quan của nước bạn) nhằm phổ biến kiến thức về yêu cầu của thị trường và tạo môi trường kết nối giao thương giữa doanh nghiệp hai bên.

Là một địa phương có tiềm năng du lịch rất lớn, Sơn La cần có cơ chế khuyến khích liên kết giữa các công ty du lịch lữ hành để mở rộng khai thác các điểm, tuyến du lịch. Thêm vào đó, cần có sự vào cuộc của chính quyền trong việc vận động các đơn vị du lịch, lữ hành đưa khách về các địa phương,

các đơn vị sản xuất sản phẩm công nghiệp để tham quan mua sắm, tạo ra nguồn thu cho địa phương.

Đồng thời cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về sản phẩm như tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm, trong nước và quốc tế; giới thiệu thông tin về sản phẩm của địa phương trên các tạp chí, ấn phẩm trên các kênh thông tin mà người tiêu dùng thường quan tâm, theo dõi. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông sản trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, báo chí để quảng bá kết nối tiêu thụ. Xây dựng các phóng sự, Video clip, sách ảnh, ấn phẩm để giới thiệu về doanh nghiệp, về các sản phẩm nông sản của tỉnh, thông qua đó để có điêu kiện gửi mẫu sản phẩm, Video clip, thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm nông sản và sản phẩm để quảng bá tại các Hội nghị, Hội thảo, Hội chợ quốc tế tại các nước, thông qua tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài; Tham gia một số gian hàng trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La tại một số hội chợ quốc tế tại các nước như: Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc…để quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm.

- Thông qua các kênh thông tin đại chúng, website, tích cực tuyên truyền các thông tin về quy định của nước nhập khẩu liên quan đến chất lượng sản phẩm và xuất xứ hàng hóa. Tiếp tục cung cấp các thông tin về doanh nghiệp, hợp tác xã , chủng loại, quy cách, tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 105 - 107)