Tăng cường chínhsách về nâng cao chất lượng nhân lực xúctiến thương mạ

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 100 - 103)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3. Tăng cường chínhsách về nâng cao chất lượng nhân lực xúctiến thương mạ

- Có cơ chế huy động nguồn tài chính trong dân cư, trong doanh nghiệp và cơ chế tận dụng ưu đãi từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn cho hoạt động XTTM của địa phương.

- Tăng cường liên kết chuỗi, liên kết vùng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông, kỹ thuật, kết nối giữa các khâu trong hoạt động xúc tiến thương mại với các tỉnh, thành phố trong cả nước và hoạt động xuất khẩu hàng hóa đến các thị trường có nhiều lợi thế cho sản phẩm của Sơn La đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của Sơn La.

3.2.3. Tăng cường chính sách về nâng cao chất lượng nhân lực xúc tiến thương mại tiến thương mại

Tỉnh cần quan tâm tới công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành về XTTM và nâng cao năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách XTTM cho đội ngũ công chức cấp tỉnh và cấp huyện, xã.

- Tổ chức, liên kết tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành về XTTM, đặc biệt là XTTM với cấp địa phương, với sản phẩm chủ lực đặc thù của Tỉnh (nông sản).

Theo đó, mời các chuyên gia đầu ngành về XTTM, cán bộ quản lý nhà nước về XTTM ở cấp Trung ương và cấp Tỉnh (đặc biệt là các tỉnh có đặc thù tương tự Sơn La) để tham gia giảng dạy, đào tạo cho cán bộ của Tỉnh. Qua đó, cán bộ của Tỉnh có cơ sở lý luận và được trang bị kiến thức chuyên ngành, đồng thời, được học tập kinh nghiệm thực tiễn từ các điển hình Tỉnh bạn.

- Bên cạnh việc trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu liên quan đến nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ XTTM của Tỉnh cần được bồi dưỡng về năng lực hoạch định và thực hiện chính sách.

Theo đó, cần tập trung vào năng lực tuyên truyền, phổ biến chính sách; năng lực phối hợp thực hiện chính sách; năng lực duy trì và điều chỉnh chính sách; năng lực theo dõi, đôn đốc; năng lực đánh giá, báo cáo và rút kinh nghiệm thực hiện chính sách.

Cán bộ cấp Tỉnh cần có kiến thức để tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời những thay đổi, biến động của các nhân tố môi trường vĩ mô để có thể hoạch định, điều chỉnh những chính sách XTTM cho phù hợp với các chủ thể kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, cần tăng cường nhận thức về vai trò xúc tiến thương mại của các trung tâm xúc tiến thương mại (trực thuộc các cơ quan quản lý nhà nước) của địa phương hiện nay. Theo đó, cơ quan này cần đẩy mạnh khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài thông qua hình thức quảng cáo, tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế đồng thời nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường đến doanh nghiệp (thông tin hàng hóa, chất lượng, mẫu mã, thị hiếu người tiêu dùng…).

- Không chỉ nâng cao trình độ cho cán bộ QLNN về XTTM, Tỉnh cần chú trọng bồi dưỡng nâng cao nhận thức và bổ sung kiến thức về XTTM cho đội ngũ doanh nhân, cán bộ HTX, người sản xuất…

Những kiến thức cần trang bị như bao gói sản phẩm, thiết kế bao bì, thương hiệu, mã QR, nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, sở hữu trí tuệ… Bên cạnh đó là kiến thức về phân phối hàng hóa văn minh, hiện đại như cách bày hàng, trang trí gian hàng, tổ chức bán hàng và quảng cáo hàng hóa, thanh toán… trên nền tảng thương mại điện tử.

Cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất sứ, tem nhãn mác, mẫu mã bao bì… để các sản phẩm nông sản đủ điều kiện tiêu thụ ra thị trường. Thuê các chuyên gia của các nước tư vấn hỗ

trợ về sản xuất, mẫu mã, bao bì, tiêu chuẩn chất lượng, hồ sơ pháp lý, quảng bá xúc tiến để hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông sản và nông sản đã qua chế biến phù hợp với thị trường tiêu dùng của từng nước khác nhau.

Sơn La vẫn xác định các thị trường truyền thống của Sơn La tại một số tỉnh thành phố lớn trong nước và thị trường Trung Quốc trong tiêu thụ sản

phẩm chủ lực của Tỉnh, do vậy trong thời gian tới cần ưu tiên kinh phí cho việc

nâng cao nhậ thức của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất đó là:

- Tuyên truyền, phổ biến tới các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất nắm chắc về tiêu chuẩn, quy định, mẫu mã, bao bì, truy xuất nguồn gốc đối với chất lượng hàng hóa khi tham gia vào hệ thống các siêu thị, các cửa hàng tiện ích...của các thị trường này.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Trung Quốc về chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, đăng ký vùng trồng, nhà xưởng đóng gói để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu; Định

hướng, khuyến cáo các doanh nghiệp chuyển sang giao dịch với doanh nghiệp Trung Quốc theo hình thức “chính ngạch” nhằm đảm bảo xuất khẩu ổn định bền vững vào thị trường Trung Quốc.

Hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyên sâu ngoại ngữ, Nghiệp vụ nghiên cứu thị trường; Nghiệp vụ đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế; Nghiệp vụ xây dựng và thực hiện chiến lược thương hiệu; Nghiệp vụ ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử; Nghiệp vụ thiết kế, xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp trên thị trường bằng xây dựng và kiểm soát kênh phân phối… Các nội dung đào tạo chuyên sâu cần thay đổi hàng năm cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

3.2.4. Nâng cao nhận thức và năng lực của các chủ thể nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường và tham gia hiệu quả hoạt động XTTM

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 100 - 103)