0
Tải bản đầy đủ (.doc) (186 trang)

Tiếp tục sửa đổi các qui định pháp luật chưa phù hợp và bổ sung các quy định pháp luật còn thiếu

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN ĐÀO MẠNH HOÀN (Trang 143 -149 )

1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400

4.2.1. Tiếp tục sửa đổi các qui định pháp luật chưa phù hợp và bổ sung các quy định pháp luật còn thiếu

sung các quy định pháp luật còn thiếu

Một là: Tiếp tục sửa đổi các qui định pháp luật về tuyển dụng công chức chưa phù hợp

- Nghiên cứu, sửa đổi Luật Cán bộ, công chức theo hướng cụ thể, chi tiết hơn, giảm bớt số lượng các nghị định, thông tư hướng dẫn và quy định chi tiết. Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy định của Luật Cán bộ, công chức với quy định trong hệ thống văn bản của Đảng và Nhà nước; bảo đảm tính thống nhất, liên thông giữa quy định về tuyển dụng với các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm công chức, đánh giá công chức; bảo đảm thống nhất với quy

định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật khác có liên quan.

- Nghiên cứu qui định về xây dựng, thẩm định và ban hành Ngân hàng đề thi tuyển công chức. Trong đó cần quy định về số lượng câu hỏi trắc nghiệm môn tin học, ngoại ngữ và kiến thức chung và công khai trên các ấn phẩm, phát hành rộng rãi trên các phương tiện báo chí, đài phát thanh truyền hình, cổng/trang thông tin điện tử... để các thí sinh được biết, học tập, ôn luyện. Hằng năm thành lập Hội đồng ra đề thi để tiến hành sửa đổi, bổ sung, cập nhật các câu hỏi nhằm đáp ứng yêu cầu tốc độ phát triển của tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội và các quy định pháp luật mới được ban hành. Số lượng câu hỏi và đáp án trong ngân hàng phải đảm bảo từ 2500 - 3.000 câu hỏi và đáp án đối với một môn thi. Hàng năm, tùy theo biến động về quy mô tổ chức, chức năng, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy; tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc; thay đổi các văn bản quy phạm pháp luật quy định các ngành và lĩnh vực, Trung tâm Tuyển dụng công chức quốc gia kết hợp với các bộ, ngành và địa phương sẽ rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thay thế, loại bỏ và cập nhật câu hỏi, đảm bảo tính thời sự, khoa học và thực tế.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thành lập Hội đồng thẩm định ngân hàng câu hỏi và đáp án. Sau khi thẩm định đạt yêu cầu, Trung Tâm Tuyển dụng công chức quốc gia đưa ngân hàng câu hỏi và đáp án các môn thi vào hệ thống máy chủ phục vụ các kỳ thi tuyển dụng công chức và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Trung tâm để công khai cho các thí sinh được biết và luyện thi.

-Cần quy định cụ thể về điểm chấm phúc khảo chênh lệch từ bao nhiêu điểm mới được cộng dồn vào kết quả thi. Thực tế cho thấy việc chấm điểm các môn khoa học xã hội có điểm chênh lệch từ 0,5 đến vài điểm rất dễ xảy ra và làm thay đổi kết quả tuyển dụng, dẫn đến thí sinh có đơn khiếu nại, kiến nghị về kết quả, gây khó khăn cho có quan có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc tuyển dụng công chức.

- Cần qui định cụ thể phạm vi kiến thức trong các môn thi tuyển dụng công chức để bảo đảm sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức. Xây dựng, ban hành qui định cụ thể phạm vi kiến thức trong các môn thi tuyển dụng công chức khắc phục được tình trạng không lấy đủ chỉ tiêu tuyển dụng mặc dù số lượng thí sinh đăng ký tham gia dự tuyển nhiều; không đạt được mục tiêu tuyển chọn người tài năng cho nền công vụ, gây tốn kém chi phí, thời gian công sức của cơ quan tuyển dụng và thí sinh tham gia tuyển dụng.

- Cần rà soát, nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bãi bỏ, bổ sung, thay thế các quy định tại Nghị định số 140/2017/NĐ-CP về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, viên chức nghiên cứu khoa học trẻ. Một số quy định trong Nghị định số 140/2017/NĐ-CP còn chung chung, khó thực hiện như: quy định tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển qua kết quả học tập và rèn luyện nhưng có những cơ sở đào tạo ở nước ngoài lại không xếp loại kết quả học tập.

- Cần xem xét lại việc cộng điểm ưu tiên cho các đối tượng thuộc diện được cộng điểm ưu tiên trong khi tổ chức các kỳ thi tuyển dụng công chức. Trong pháp luật về tuyển dụng công chức có thể qui định về cộng điểm ưu tiên cho một số đối tượng chính sách nhưng phải cân nhắc sao cho vẫn bảo đảm tính công bằng trong tuyển dụng công chức của các đối tượng khác nhau trong xã hội.

- Cần phải sửa đổi cách thu lệ phí tuyển dụng công chức từ thu một khoản tiền nhất định chuyển sang áp dụng cách tính hệ số. Nếu mức lương tối thiểu chung hàng năm tăng lên, việc thu lệ phí tuyển dụng sẽ điều chỉnh tăng lên hoặc nhà nước cần dành nguồn kinh phí thỏa đáng phục vụ cho công tác tuyển dụng công chức. Từ đó, sẽ bỏ quy định thu lệ phí tuyển dụng công chức, tạo điều kiện cho những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn đều có cơ hội tiếp cận với kỳ thi tuyển dụng công chức.

Bảng 4.1: Đề xuất mức thu phí tuyển dụng công chức trong thời gian tới Mức thu Đề xuất sửa đổi

Nội dung Đơn vị tính (hệ số x mức lương

hiện hành

tối thiểu chung) Lệ phí tuyển dụng

- Dưới 100 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 0,4- Từ 100 đến dưới 500 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 400.000 0,3 - Từ 100 đến dưới 500 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 400.000 0,3 - Từ 500 thí sinh trở lên Đồng/thí sinh/lần 300.000 0,2

- Nghiên cứu kỹ lưỡng và tiến hành bổ sung, sửa đổi, thay thế, bãi bỏ quy định về chế độ tập sự đối với nhân tài cho thống nhất với quy định về chế độ tập sự đối với công chức tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Cần ban hành quy trình tuyển dụng chức danh Trưởng công an xã thống nhất với các chức danh công chức khác để bảo đảm cho các địa phương thuận lợi áp dụng trên thực tế.

Hai là: Tiếp tục xây dựng, ban hành các quy định pháp luật về tuyển dụng công chức còn thiếu

- Cần bổ sung quy định thống nhất về thời gian các cơ quan, tổ chức và địa phương tiến hành tổ chức các kỳ thi tuyển dụng công chức nhằm thống nhất với thời gian thí sinh các trường đại học tốt nghiệp. Có như vậy mới, công tác tuyển dụng mới khách quan, minh bạch, khoa học và đạt hiệu quả cao, thu hút được lực lượng lao động có trình độ và chất lượng trong xã hội vào làm việc tại khu vực công.

- Cần nghiên cứu, ban hành bổ sung quy định cụ thể hướng dẫn trong trường hợp số thí sinh dự tuyển công chức dưới 30 người, cơ quan tổ chức có quyền hạn sẽ không ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức,

thủ trưởng cơ quan, tổ chức và địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc tuyển dụng công chức giao nhiệm vụ cho Vụ/ban/phòng tổ chức cán bộ tự thực hiện.

- Nghiên cứu, bổ sung quy định về việc giám sát hoặc cách ly; chế độ giám sát, cách ly, chính sách bảo mật đối với những người được giao nhiệm vụ ra đề thi tuyển dụng công chức để bảo đảm thực hiện tốt quá trình bảo mật đề thi, coi thi, chấm thi.

- Cần bổ sung quy định về tiêu chuẩn đối với các thành viên Ban coi thi, Ban phách để tạo cơ sở pháp luật thống nhất trong khi tổ chức tuyển dụng công chức của các địa phương được thực hiện thống nhất.

- Nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể về chế độ giám sát đối với người chấm thi. Theo đó, quy định rõ tổ chức và cá nhân có thẩm quyền giám sát hoạt động cách ly, hoạt động tiếp xúc của người bị cách ly đối với người ngoài.

- Cần nghiên cứu, bổ sung quy định hướng dẫn về công tác điều động công chức trong thời gian tập sự từ cơ quan hành chính nhà nước này sang cơ quan hành chính nhà nước khác do yêu cầu công việc. Bởi lẽ, hiện nay công chức tuyển dụng theo vị trí việc làm, đang trong thời gian tập sự nhưng do yêu cầu công việc, cần điều động đi làm việc tại các bộ phận, vị trí công việc khác nhưng chưa có quy định hướng dẫn về việc này. Do đó, gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan, địa phương sử dụng công chức.

- Cần phải bổ sung quy định về thời gian công bố kết quả thi tuyển vòng 2 trong thời gian 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi tuyển công chức.

- Ban hành bổ sung quy định về chế độ hợp đồng công chức làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ để bảo đảm giải quyết kịp thời công việc, khắc phục được tình trạng quá tải trong công việc, thiếu người giải quyết các công việc chuyên môn.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành bổ sung chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tuyển dụng công chức

Trong thời gian qua, cùng với sự phản ánh, tố cáo từ các phương tiện thông tin đại chúng, người dân, thí sinh và các đợt thanh tra của Thanh tra Bộ

Nội vụ, Thanh tra Sở Nội vụ đã phát hiện nhiều hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong quá trình tuyển dụng công chức. Tuy nhiên, trong các kết luận của các cơ quan thanh tra chỉ kiến nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị tuyển dụng công chức hủy bỏ quyết định tuyển dụng, tiếp nhận không qua thi tuyển hoặc kiến nghị xử lý hết sức chung chung. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do trong pháp luật về tuyển dụng công chức chưa có các qui định cụ thể về chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tuyển dụng công chức. Dẫn đến tình trạng các vụ việc và các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác tuyển dụng công chức vẫn diễn ra và có nhiều biến tướng tinh vi, gây ra những hậu quả xấu đối với xã hội.

- Cần nghiên cứu, bổ sung quy định về các hành vi vi phạm và hình thức chế tài vào Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể:

+ Bổ sung cụm từ “không nhận” vào khoản 1, Điều 358, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

“Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận, không nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ 01 đến 06 năm”. Vì để gây khó khăn cho quá trình điều tra, trên thực tế nhiều cán bộ, công chức lãnh đạo đã lợi dụng họ có giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý, sử dụng quyền hạn để gây sức ép với Hội đồng tuyển dụng hoặc công chức được giao nhiệm vụ tổ chức kỳ thi để tạo điều kiện chấm nâng điểm, tiết lộ đề thi, nhắc bài…, để thí sinh dễ dàng qua được trong kỳ thi tuyển dụng công chức. Mặc dù họ không nhận hối lộ nhưng vẫn lợi dụng vị trí lãnh đạo, quyền hạn để bắt ép cấp dưới có hành động vi phạm pháp luật nhằm giúp đỡ, đưa người nhà, thân quen hoặc do nhờ vả bởi các mối quan hệ khác để đỗ đạt trong kỳ thi tuyển dụng công chức.

+ Bổ sung nội dung: thí sinh sử dụng bằng tốt nghiệp, chứng chỉ bồi dưỡng và các giấy tờ giả khác để tham dự thi tuyển công chức sẽ bị hủy kết quả tuyển dụng, buộc thôi việc, bị phạt tù từ 1 - 5 năm vào Khoản 1, Điều 359, Bộ Luật Hình sự về Tội giả mạo trong công tác. Hiện nay, Điều 359, Bộ luật Hình sự chỉ quy định hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn, chưa quy định về các hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ giả khác để tham gia thi tuyển dụng công chức.

+ Bổ sung các hành vi vi phạm và các chế tài như: đánh dấu bài thi, nhắc bài thi, làm ngơ để thí sinh có hành vi xem tài liệu trong lúc làm bài thi, cố tình nâng điểm khi chấm bài thi… vào Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN ĐÀO MẠNH HOÀN (Trang 143 -149 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×