THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 95)

1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400

3.2.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN

-Về tính thống nhất của pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam Một là, tính thống nhất của pháp luật tuyển dụng công chức với Hiến pháp 2013. Các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức đã đảm bảo tính chỉnh thể, thống nhất, đồng bộ với với các quy định của Hiến pháp. Tại khoản 4, điều 5, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Nội dung qui định này của Hiến pháp 2013 đã được Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và công chức cụ thể hóa thành quy định ưu tiên trong tuyển dụng công chức bằng hình thức cộng điểm ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số. Điều 8, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật…” Chính phủ đã hướng dẫn chi tiết các quy định trong Hiến pháp, luật bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức, đảm bảo thực hiện việc tuyển dụng công chức phải làm đúng theo quy định pháp luật, tránh được sự tùy tiện, tiêu cực trong tuyển dụng công chức. Khoản 1, Điều 35: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”, khoản 1, Điều 26: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”,

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 95)