- Chữa lỗi diễn đạt (1 tiết) Viết bài Tập làm văn số 7 ( 2 tiết)
Tiết 2: Chữa Lỗi diễn đạt (lỗi lô gíc)
* Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu đợc nêu trong SGK. Qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trờng hợp tơng tự khi nói và viết.
* Tiến trình lên lớp.
a. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định những nền nếp bình thờng. - Kiểm tra bài cũ:
+ Chuyển đổi từ "nhẫn nại" trong câu Ông đốc tơi cời nhẫn nại chờ chúng tôi (HS đã đợc gợi ý. Đứng tại chỗ trả lời, lớp và GV bổ sung).
+ Kiểm tra việc chuẩn bị 2 bài tập của HS về lỗi diễn đạt.
b. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1: Phát hiện và chữa những lỗi diễn đạt liên quan đến lô gíc trong bài tập 1.
GV lần lợt cho HS đọc câu hỏi, làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét. GV bổ sung. HS sửa vào vở bài tập.
Câu a:
- Lỗi diễn đạt: quần áo, dày dép (nghĩa rộng) còn đồ dùng học tập không có nghĩa rộng hơn quần áo, dày dép.
- Cách sửa:
+ Chúng em đã giúp các bạn HS những vùng bị bão lụt quần áo, dày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
+ Chúng em đã giúp nhiều quần áo, dày dép và đồ dùng sinh hoạt khác cho các bạn HS những vùng bị bão lụt...
Câu b:
- Lỗi : Thanh niên lại để đồng nhất với bóng đá. (nói chung: nghĩa rộng, nói riêng: nghĩa hẹp)
- Cách sửa:
+ Trong thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng, niềm say mê học tập là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
+ Trong thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, niềm say mê... thành công.
Câu c:
- Lỗi: Lão Hạc, bớc đờng cùng, Ngô Tất Tố lại để cùng 1 trờng từ vựng. - Cách sửa:
+ Lão Hạc bớc đờng cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của ngời nông dân Việt Nam trớc Cách mạng tháng Tám.
+ Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu ... tháng Tám.
Câu d:
- Lỗi : Trí thức có nghĩa bao hàm lại để cùng trờng từ vựng với bác sĩ.
- Cách sửa:
+ Em muốn trở thành một ngời trí thức hay một chiến sĩ QĐND Việt Nam? + Em muốn trở thành một kỹ s chế tạo máy hay một bác sĩ?
Câu e: - Lỗi : - Nghệ thuật (nghĩa rộng) bao hàm cả ngôn từ, ngời viết lại đặt ngang hàng (mà còn).
- Cách sửa:
+ Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung. + Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ.
Câu g: - Lỗi: (Giống lỗi câu đ, e). - Cách sửa:
+ Trên sân ga chỉ còn lại hai ngời. Một ngời thì cao gầy, còn một ngời thì thấp béo.
+ Trên sân ga chỉ còn lại hai ngời. Một ngời thì mặc áo trắng, còn ngời thì mặc áo ca rô.
Lu ý :
+ Cách sửa các câu h, i, ki giống các câu trên.
+ GV có thể cho HS bổ sung thêm những cách sửa khác cho phong phú cách diễn đạt.
+ GV cho HS rút ra lỗi diễn đạt trong các câu do lỗi về lô gíc; không hiểu các khái niệm, sự vật, sự việc trong mối quan hệ phụ thuộc, bao hàm hay ngang bằng...
Hoạt động 2: Tìm lỗi diễn đạt trong bài làm văn, trong giao tiếp hàng ngày, trên
các phơng tiện thông tin đại chúng (bài tập 2)
- GV chuẩn bị một số bài làm của HS có những câu sai về diễn đạt để làm t liệu. HS lên bảng trình bày lỗi diễn đạt và đề xuất cách sửa.
Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV cho 1 đề tài (đi học muộn) và gọi 2 hoặc 3 HS lên tham gia cuộc thoại. Lớp theo dõi thật sát (có thể ghi lại vào giấy, có thể GV dùng máy ghi âm).
+ Tìm ra những câu sai lô gíc, phạm lỗi diễn đạt. + Đề xuất các cách sửa.
- GV cho HS tìm trong sách, báo... các câu sai lô gíc và đề xuất cách sửa.
c. Hớng dẫn học ở nhà.
- HS nhớ kỹ những lỗi diễn đạt liên quan đến lô gíc và cách sửa lỗi đó. - Hệ thống hoá kiến thức về miêu tả, tự sự, biểu cảm trong nghị luận để làm bài văn giải thích hoặc chứng minh.