Tiết 2: Câu cảm thán

Một phần của tài liệu giáo án ngữ văn lớp 8 học kì 2 (Trang 35 - 37)

I. Tìm hiểu chung

Tiết 2: Câu cảm thán

Giúp HS :

- Hiểu rõ đặc điểm câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.

- Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.

* Tiến trình lên lớp :

a. ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ :

- GV ổn định những nền nếp bình thờng. - Kiểm tra bài cũ.

+ Đoạn Dế Choắt nhờ Dế Mèn đào ngách (câu cầu khiến nhng không có từ cầu khiến mà là từ nghi vấn "có hay là", "hay là" để cầu khiến nhẹ hơn, kín đáo hơn, phù hợp với vị thế của Dế Choắt).

+ GV nhận xét, chuyển tiếp vào bài mới.

b. Tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

Hoạt động 1 : I. Đặc điểm và chức năng.

- GV cho HS đọc những đoạn trích a, b, c và câu hỏi tìm hiểu :

+ Câu nào là câu cảm thán ?

+ Dấu hiệu hình thức của câu cảm thán? + Chức năng của câu cảm thán ?

HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. GV bổ sung. HS ghi ý chính vào vở.

- Các câu cảm thán là :

Ôi thật là một tấm kịch !

Ôi thật là một cuộc chạm trán !

Hỡi ơi Lão Hạc ! Than ôi!

Những từ in nghiêng (Ôi, ôi, hỡi ơi, than ôi), những dấu chấm than cuối câu và ngữ điệu (giọng đọc) là những dấu hiệu hình thức của những câu cảm thán.

Tác dụng : bộc lộ trực tiếp cảm xúc của ngời nói, ngời viêt bằng từ cảm thán. Các văn bản hành chính (đơn từ, biên bản... không dùng kiểu câu cảm thán). - GV có thể cho HS lấy thêm ví dụ về

câu cảm thán, sau đó cho HS đọc phần

Ghi nhớ. GV nhấn mạnh những ý chính để HS tự ghi vào vở.

- Ghi nhớ (SGK).

Câu cảm thán có các từ cảm thán, dùng để biểu lộ trực tiếp cảm xúc của ngời nói (viết), xuất hiện trong ngôn ngữ nói hàng ngày và ngôn ngữ văn chơng. Cuối câu là dấu chấm than, khi nói là ngữ điệu...

Hoạt động 2 : II. Luyện tập :

- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1. HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét. GV bổ sung, HS sửa trong vở bài tập.

Bài tập 1 : Các câu cảm thán là :

Than ôi ! ; Lo thay ! ; Nguy thay!; Hỡi

cảnh rừng ghê gớm của ta ơi ! (có các từ cảm thán).

- GV cho 4 nhóm làm 4 câu a, b, c, d (BT2). Các nhóm trình bày. GV nhận xét, bổ sung.

Bài tập 2 :

a. Lời than thở của ngời nông dân dới chế độ phong kiến.

b. Lời than thở của ngời chinh phụ trớc nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra. c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trong cuộc sống trớc Cách mạng tháng Tám

1945.

d. Sự ân hận của Dế Mèn trớc cái chết của Dế Choắt.

- GV cho HS đọc yêu cầu BT3. HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét bổ sung.

Bài tập 3:

Mẫu:

+Bà ơi, chiều nay cháu nhớ bà biết bao !

+ Đẹp thay cảnh mặt trời mọc lúc bình minh !

- GV cho HS làm việc theo nhóm. Các nhóm trình bày, trao đổi. GV tổng kết và HS ghi những ý chính

Bài tập 4 :

Nhắc lại lý thuyết về câu cảm thán, cầu khiến, nghi vấn, về dấu hiệu hình thức, chức năng. Từ đó so sánh để HS dễ phân biệt, dễ sử dụng từng văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp.

c. Hớng dẫn học ở nhà :

- Nắm đặc điểm, chức năng của câu cảm thán. So sánh với kiểu câu cầu khiến, nghi vấn.

- Làm bài tập : đặt 3 câu có nội dung giống nhau (về mùa thu, đi học) trong đó có 1 câu nghi vấn, 1 câu cảm thán, 1 câu cầu khiến.

Gợi ý : Đã mùa thu rồi kia à, chúng ta lại sắp đi học rồi! (cảm thán) - Chuẩn bị bài cho tiết sau : Câu trần thuật

Một phần của tài liệu giáo án ngữ văn lớp 8 học kì 2 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w