Bát Châu Tam Muội Kinh

Một phần của tài liệu ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN (Trang 26 - 27)

Pratyutpannabuddhasammukhà – vasthitasamàdhi – sùtra

3 quyển

Do Chi Lô Ca Sám (lokaksema) dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 418

Bát Châu Tam Muội là trạng thái tâm linh mà con người có thể dùng quán tưởng để nhìn thấy các vị Phật ngay trước mắt, (chư Phật hiện tiền tam muội) hoặc “Phật lập tam muội” và kinh này mô tả nhưng phương pháp thiền quán để đạt tới khả năng này. Đức Phật A Di Đà ở Tây phương cực lạc là một thí dụ về một vị Phật có thể hiện ra trước mắt người ta theo cách này.

Kinh này là một trong nhưng kinh điển cổ xưa nhất của phái Đại Thừa, và là kinh điển đầu tiên có phần đề cập tới Đức Phật A Di Đà. Vì vậy, có thể coi nó là kinh điển tiền phong của các kinh điển thuộc Tịnh Độ Tông. Ở Nhật Bổn phương pháp thiền mô tả trong kinh này đã trở thành căn bản của một phương pháp thiền quán vừa đi vừa tham thiền gọi là “thường tam muội.”

---o0o---

24. Dược Sư Lưu Li Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức KinhBhaisạyaguruvaidùyaprabhàsap Ùrvapranidhànavisésạvistara Bhaisạyaguruvaidùyaprabhàsap Ùrvapranidhànavisésạvistara

1 quyển

Do Huyền Trang dịch

Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 450

Kinh này nhấn mạnh về nhưng côngt đức của đức Dược Sư Như Lai (Bhaisajya-guru), chủ yếu là khuyên chúng sanh hãy tin tưởng vị Phật này và tín ngưỡng đó sẽ giúp họ vãng sanh nơi Đông Phương Lưư Li Thế Giới; nhưng đồng thời nó cũng không từ chối cho họ được vãng sanh nơi Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà và nhưng cảnh giới khác. Vì vậy, có thể nói rằng kinh điển này kết hợp nhưng y tưởng về đời sống trần thế và sự tái sanh trong các Thiền cảnh.

nguyện rằng ngài sẽ tiêu trừ cho chúng sanh tất cả thứ bệnh hoạn và tật nguyền, rồi hướng dẫn họ đi tới giác ngộ. Vì vậy ở Nhật Bổn đức Dược sư Như Lai được nhiều người sùng bái từ khi Phật giáo du nhập vào Nhật, và họ lấy kinh điển này làm căn bản.

---o0o---

Một phần của tài liệu ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN (Trang 26 - 27)