Mãnjusrìpariprcchà
2 quyển
Do Tăng Già Bà La (Sanghabhara) dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 468
Kinh này được gọi là “Văn Thù Vấn Kinh,” chủ yếu ghi lại nhưng giới luật mà một vị bồ tát cần phải thực hành, và dùng hình thức vấn đáp gồm nhưng câu trả lời của Đức Phật Thích Ca cho nhưng câu hoi của ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Phần lớn nội dung của kinh dạy nhưng giới luật mà một vị Bồ Tát cần phải tuân thủ, giư gìn, bắt đầu là thập giới. Phần còn lại giải thích y nghĩa hiểể̀u theo Phật giáo của 50 chư cái của Phạn văn, và mô tả Phật giáo Tiểu Thừa (Hìnayàna) đã phân chia thành 20 bộ phái như thế nào.
Căn cứ vào nội dung để suy đoán thì kinh điển này được viết sau các kinh điển khác như “Lăng Già Kinh” (Lankàvatàrasutra) (số 34), “Niết Bàn Kinh” (Mahàparinoirvànạ-sutra) (số 20) và “Trung Luận” (Madhyamaka-kàrikà) (số 52).
---o0o---
27. Duy Ma Cật Sở Thuyết KinhVimalakìrtinirdésa-sùtra Vimalakìrtinirdésa-sùtra
3 quyển
Do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 475
Như nhan đề cho thấy, nhân vật chính của kinh này là ngài Duy Ma Cật (Vilamakirti), một cư sĩ tại gia tinh thông về nhưng y nghĩa sâu xa của Phật giáo Đại Thừa.
Trong kinh chép rằng một hôm Đức Phật được tin cư sĩ Duy Ma Cật lâm bịnh, ngài liền phái đệ tử đến an ủi và hoi thăm bịnh tình. Nhưng mỗi đệ tử trong quá khứ đã bị cư sĩ này lấn lướt trong nhưng cuộc luận đàm, cho nên họ đều từ chối tới viếng thăm ông; sau cùng chỉ có Văn Thù Bồ Tát bằng lòng đi. Nhờ nhân duyên này, hai ngài Duy Ma Cật và Văn Thù có dịp dùng phương pháp vấn đáp để thảo luận và triển khai nhưng y nghĩa thâm sâu của Phật giáo Đại Thừa. Ở Nhật Bổn kinh này được coi là một trong nhưng kinh điển trọng yếu, ly do chính là vì nó từng được Thái Tử Thánh Đức viết lời chú giải (số 107) trong “Tam Kinh Nghĩa Sớ.” Ngoài ra, nó hấp dẫn cũng vì nội dung giầu tính cách hí kịch, và là một chìa khóa quan trọng để hiểu nhưng tư tưởng thâm sâu của Phật giáo Đại Thừa.
---o0o---