Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phá ta Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm Luận

Một phần của tài liệu ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN (Trang 51 - 52)

Bồ Đề Tâm Luận

1 quyển

Do Bất Không (Amoghavajra) dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1665

Tại Nhật Bổn, phái Chơn Ngôn (Shingon), một tông phái Mật giáo, coi kinh này là trọng yếu mà mọi tín đồ của họ cần phải đọc, và nó thường được gọi vắn tắt là “Bồ Đề Tâm Luận” hoặc “Phát Bồ Đề Tâm Luận.” Nội dung bàn về “phát khởi y tưởng giác ngộ,” nghĩa là tập trung tâm trí và phát nguyện rằng sẽ phải đạt tới giác ngộ, và “đạt tới Phật tánh trong nhục thân này,” nghĩa là đạt tới giác ngộ trong thể xác này (tức thân thành Phật), và, nó cũng bàn luận về nhưng khác biệt giưa Hiển giáo và Mật giáo.

Luận này được gán cho Long Thọ là tác giả, nhưng nhiều học giả từ trước tới nay thường nghi ngờ về điều đó.

---o0o---

68. Đại Thừa Khởi Tín LuậnMahàyànásraddhotpàda-sàstra? Mahàyànásraddhotpàda-sàstra?

1 quyển

Do Mã Minh (Asvaghosa) viết Do Chân Đế (Paramartha) dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1666

Nhan đề có nghĩa là “luận về sự phát khởi niềm tin vào Đại Thừa,” nội dung tóm lược cả phương diện ly thuyết lẫn phương diện thực hành của nhưng tư tưởng trọng yếu trong Phật giáo Đại Thừa, vì vậy từ trước tới nay nó được phổ biến rộng rãi trong đại chúng như là kinh điển nhập môn của Phật giáo Đại Thừa. Luận này không dài, nhưng nó rất quan trọng trong lịch sử ở Trung Hoa và Nhật Bổn đối với các tông phái khác nhau, như các phái Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Tịnh Độ, Chơn

Ngôn.

Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều nghi vấn liên quan tới tác giả và xuất xứ; cho tới nay người ta không biết nó được soạn ở Ấn Độ hay ở Trung Hoa, và không rõ tác giả Mã Minh sống trước hay sau Long Thọ.

---o0o---

69. Thích Ma Ha Diễn Luận

10 quyển

Do Long Thọ (Nàgàrjuna) viết Do Phạt Đề Ma Đa (Vrddhimata) dịch

Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1668

Chư “Ma Ha Diễn” trong nhan đề là do phiên âm từ chư Phạn “Mahayana,” vì vậy nhan đề có nghĩa là “Chú Thích Về Đại Thừa Khởi Tín Luận” (và “Đại Thừa Khởi Tín Luận” là sách số 68 trên đây).

Giống như cuốn “Đại Thừa Khởi Tín Luận,” cuốn này cũng đã có nhiều y kiến khác nhau liên quan tới tác giả và xuất xứ, nhưng thường được cho là soạn thảo vào thế kỷ thứ 6 hay thứ 7 ở Trung Hoa hoặc ở Đại Hàn.

Vì nó được Không Hải (Kuhai), người sáng lập phái Chơn Ngôn (Shingon) ở Nhật Bổn, nhìn nhận là tác phẩm đích thực của Long Thọ cho nên Luận này đã được phái Chơn Ngôn coi là Luận điển quan trọng để nghiên cứu.

---o0o---

Một phần của tài liệu ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w