Ma Đăng Già Kinh Màtangì-sutrà?

Một phần của tài liệu ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN (Trang 37 - 38)

Màtangì-sutrà?

2 quyển

Do Trúc Luật Viêm (Chu-lu-yen) và Chi Khiêm (Chih-ch’ien) dịch Đại Chánh Đại Taṇg Kinh số 1300

Kinh này đặt trọng tâm vào câu chuyện về một phụ nư tên là Ma Đăng Già (Matangi) thuộc giai cấp thấp nhất trong xã hội Ấn Độ và đã được Đức Phật Thích Ca thu nhận để quy y theo Phật. Trong kinh, Đức Phật giảng giải từng chi tiết rằng 4 giai cấp trong xã hội đều bình đẳng. Khi xét rằng hệ thống phân chia giai cấp đã tồn tại trong suốt lịch sử của Ấn Độ, người ta thấy kinh điển này có y nghĩa rất đáng kể – với sự xác định rằng tất cả các giai cấp đều bình đẳng đối với Phật giáo.

---o0o---

43. Ma Ha Tăng Chỉ LuậtMahàsàmghika-vinaya? Mahàsàmghika-vinaya?

40 quyển

Do Phật Đà Bạt Đà La (Buddhabhadra) và Pháp Hiển (Fa-hsien) dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1425

Khoảng 100 năm sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt, cộng đồng Phật giáo đã phân chia thành hai tông phái, vì có sự bất đồng về cách giải thích các nội dung của giới luật. Phái bảo thủ trong cuộc phân hóa này được gọi là Thượng Tọa Bộ (Theravada) và phái cấp tiến được gọi là Đại Chúng Bộ (Mahasam-ghika).

Tên thứ nhì trên đây đã được dùng trong nhan đề Phạn văn của kinh điển này và đã được phiên âm sang Hán văn. Nhan đề của kinh này cũng thường được gọi tắt là “Tăng Chi Luật,” nó bao gồm nhưng giới luật tu hành đã được lưu truyền trong phái Đại Chúng Bộ nói trên, và mô tả chi tiết nhưng giới luật của các vị tỳ kheo và tỳ kheo ni.

Một phần của tài liệu ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN (Trang 37 - 38)