Đại Phương Quảng Viên Giác Tu Đa La Liễu Nghĩa Kinh

Một phần của tài liệu ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN (Trang 34 - 36)

Liễu Nghĩa Kinh

1 quyển

Do Phật Đà Đa La (Buddhatrata) dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 842

Kinh này được gọi tắt là “Viên Giác Kinh” (Kinh Giác Ngộ Hoàn Toàn), viết theo hình thức đối thoại giưa Đức Phật và 12 vị Bồ Tát, mỗi vị đặt ra một câu hoi, khởi đầu với Văn Thù Bồ Tát. Chủ đề chính là y niệm về “viên đốn” (giác ngộ tức thì) trong Phật Giáo Đại Thừa Trung Quốc.

Mặc dù có người coi nó là một tác phẩm ngụy tạo, soạn ra ở Trung Quốc, nhưng kinh này vẫn được các tông phái Thiền coi trọng. Tuy nhiên, Đạo Nguyên (Dogen), người sáng lập phái Tào Động (Soto) ở Nhật Bổn, đã bác bo kinh này vì ly do rằng nó khác với nội dung của các kinh điển Đại Thừa khác.

---o0o---

39. Đại Tì Lo Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì KinhMahàvairocanàbhisambodhivikur Vitàdhisthànavaipulyasùtrendra Mahàvairocanàbhisambodhivikur Vitàdhisthànavaipulyasùtrendra

Ràja-nàma-dharmaparyàya

7 quyển

Do Thiện Vô Úy (Subhakarasimha) và Nhứt Hạnh (I-hsing) cùng dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 848

Kinh này là một trong nhưng kinh điển căn bản của Mật giáo, thường được gọi là “Đại Nhựt Kinh” (Mahavairocana-sutra) và được coi là soạn ở miền tây Ấn Độ khoảng giưa thế kỷ thứ 7 sau Tây lịch.

Toàn kinh chia làm 36 chương, nội dung bao gồm các giáo ly Mật giáo và cách thực hành, mô tả nhưng nghi thức cụ thể.

Trong kinh có vẽ đồ án gọi là “Thai Tạng Giới Mạn Đồ La” – được gọi tên như vậy vì hình vẽ là tượng trưng cho tinh thần đại từ bi của Phật Đà, giống như tình thương bao bọc một thai nhi trong bụng người mẹ.

40. Kim Cang Đảnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại ThừaHiện Chứng Đại Giáo Vương Kinh Hiện Chứng Đại Giáo Vương Kinh

Sarvatathàgatatattvasamgrahama Hàyànàbhisamayamahàkalparàya

3 quyển

Do Bất Không (Amoghavajra) dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 865

Ở Trung Quốc và Nhật Bổn kinh này và “Đại Nhật Kinh” (số 39) được coi là kinh điển căn bản của Mật giáo và thường được gọi tắt là “Kim Cang Đảnh Kinh.”

Chư “kim cang đảnh” được dùng với ngụ y đề cao, như thể nó là tột đỉnh trong số các kinh điển, giống như kim cương trong số các loại đá quí. Nhưng nghi thức đặc thù của Mật giáo cần thực hành để đạt tới giác ngộ được mô tả chi tiết, và hình vẽ “Kim Cang Giới Mạn Đồ La” được căn cứ vào kinh này.

---o0o---

Một phần của tài liệu ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN (Trang 34 - 36)