Phạm Võng Kinh Brahmajàla-sùtra?

Một phần của tài liệu ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN (Trang 39 - 40)

Brahmajàla-sùtra?

2 quyển

Do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1484

Phạm Võng Kinh nói về nhưng giới luật dành cho các vị Bồ Tát trong phái Đại Thừa, và Tối Đằng (Saicho) đã dùng làm nền tảng cho phái Thiên Thai (Tendai) ở Nhật Bổn. Về sau, giới luật của tăng sĩ Nhật Bổn chỉ gồm 10 giới luật trọng yếu và 48 giới luật thứ yếu; kinh này đã tạo ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo Nhật Bổn.

Điểm đáng nói của các “giới luật Đại Thừa” mô tả trong kinh này, và được coi là “Phạm Võng Giới,” là không có sự phân biệt giưa Phật tử tại gia và các tỳ kheo, luật này dạy rằng tất cả các môn đồ Phật giáo đều cần phải tuân hành nhưng giới luật giống nhau.

Ở Trung Quốc và Nhật Bổn, kinh này được coi trọng như là kinh điển hàng đầu, đặt ra nhưng giới luật cho Phật giáo Đại Thừa.

---o0o---

47. Ưu Bà Tắc Giới Kinh Upàsakásila-sùtra? Upàsakásila-sùtra?

7 quyển

Do Đàm Vô Sám (T’an-wu-ch’an) dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1488

Kinh này gồm nhưng điều dạy cho một Phật tử tại gia tên là “Thiện Sanh” (Sujata) trưởng giả, nói về giới luật nên gìn giư đối với cư sĩ tại gia – chư “Ưu Bà Tắc” là phiên âm từ chư “upasaka” trong tiếng Phạn có nghĩa là “người hành đạo tại gia thuộc phái nam” và nó còn được gọi là “Thiện Sanh Kinh” (Sujuta-sutra) do tên của nhân vật chính được đề cập trong kinh này.

“Bồ Tát Giới” và do đó nó rất được coi trọng ở Trung Quốc, là nơi mà tư tưởng Phật giáo Đại Thừa rất thịnh hành.

Kinh này được coi như là phần mở rộng thêm và mô phong theo nhưng nguyên tắc Đại Thừa được ghi trong Trường A Hàm Kinh (số 1) và Trung A Hàm Kinh (số 2). Vì nó chứa đựng nhưng lời trích dẫn từ các kinh điển Đại Thừa khác nhau, cho nên nó cũng là một nguồn tài liệu giá trị để truy cứu lịch sử về sự phát triển của các kinh điển Phật giáo.

---o0o---

Một phần của tài liệu ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w