Yogàcàrabhùmi
100 quyển
Do Di Lặc (Maitraya) thuyết giảng Do Huyền Trang dicc̣h
Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1579
Đây là luận điển căn bản của phái Du Già (Yogacara) còn được gọi là phái Duy Thức (Vijnanavada), một trong hai chi nhánh chính yếu của Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ – chi nhánh kia là phái Trung Quán.
Ngoài sự mô tả A Lại Da Thức (alaya-vijnana), nó cũng nói chi tiết về nhưng giáo ly khác nhau của Phật giáo, cho nên Luận này là một thánh điển trọng yếu không thể bo qua trong việc nghiên cứu cả hai phái Tiểu Thừa và Đại Thừa.
Bản dịch nói rằng kinh này do Di Lặc thuyết giảng và do Vô Trước (Asanga) ghi chép, nhưng, theo truyền thuyết Phật giáo Tây Tạng thì Vô Trước mới chính là tác giả.
---o0o---
54. Thành Duy Thức LuậnVijnãptimàtratàsddhi-sàstra? Vijnãptimàtratàsddhi-sàstra?
10 quyển
Do Huyền Trang dịch
Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1585
Đây là sách chú giải về cuốn “Duy Thức Tam Thập Tụng” (Trimsika) (số 55) của Thế Thân (Vasubandhu) căn cứ vào nhưng lời chú giải của 10 vị học giả Ấn Độ, tuy rằng nó được soạn thảo từ quan điểm của Hộ Pháp Đẳng và chỉ nói sơ qua về quan điểm của 9 lời bình luận khác. Nội dung trình bày sự giảng giải về tông phái Du Già (Yogacara) hay Duy Thức (Vijnanavada), chủ trương rằng có một y thức căn bản gọi là “A Lại Da Thức” (alaya-vijnana). Sự tồn tại của tất cả nhân loại đều lấy A Lại Da Thức làm căn bản, trong đó tất cả nhưng hành động trong quá khứ đều được tàng trư. Và nhưng hành động trong quá khứ đó tái hiện trong nhưng hành động của hiện tại và tương lai, vì vậy tất cả mọi hiện tượng đều chỉ là nhưng biểu hiện của tâm thức.
Luận này không nhưng là thánh điển căn bản của tông phái Pháp tướng ở Trung Quốc và Nhật Bổn mà còn là bộ luận trọng yếu mà nhưng ai muốn tìm hiểu về Phật giáo cần phải nghiên cứu.
---o0o---