MaHa Chỉ Quán

Một phần của tài liệu ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN (Trang 58 - 59)

20 quyển

Do Trí Khải (Chih-i) thuyết giảng Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1911

Là một trong “Tam Đại Bộ” (số 72) của phái Thiên Thai, tác phẩm này là một tuyển tập gồm nhưng bài thuyết giảng của Trí Khải, người sáng lập phái Thiên Thai ở Trung Hoa, do đệ tử của ngài là Quán Đỉnh ghi chép lại, và còn được gọi là “Thiên Thai Ma Ha Chỉ Quán” hoặc giản dị là “Chỉ Quán.”

Sách này là kinh điển cơ bản về nhưng phương pháp thực hành của phái Thiên Thai, và mô tả nhưng phương pháp tu trì để quan sát bản chất của trí tuệ. Nó được chia thành 10 chương, nhưng từ chương thứ 8 đến chương thứ 10 đã bị thất truyền. Tuy nhiên, nó là một tác phẩm đã tạo ảnh hưởng đáng kể đối với sự phát triển sau này của Phật giáo ở Trung Hoa và Nhật Bổn.

Vì nó căn cứ vào nhưng kinh nghiệm tôn giáo và sự tu trì của Trí Khải, cho nên tác phẩm này được đánh giá rất cao, và, chính nhờ cuốn sách này mà Trí Khải đã được coi là vị tổ sư vĩ đại nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa.

---o0o---

80. Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu

1 quyển

Do Trí Khải (Chih-i) soạn Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1915

Sách này còn được gọi là “Đồng Mông Chỉ Quán” hoặc “Tiểu Chỉ Quán,” nội dung trình bày nhưng yếu nghĩa căn bản của phương pháp tọa thiền thuộc phái Thiên Thai, dành cho nhưng người mới bắt đầu học thiền.

Sách này do Đại Sư Trí Khải, người sáng lập phái Thiên Thai ở Trung Hoa, soạn ra để cho người anh ngài là Trần Giảm (Ch’en-chen)

học thiền; vì vậy, đây là cuốn sách chỉ dẫn rất đơn giản về phương pháp thực hành môn tọa thiền mà tất cả các tăng sĩ mới gia nhập phái Thiên Thai Nhật Bổn phải đọc.

---o0o---

Một phần của tài liệu ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN (Trang 58 - 59)