Mộtsố đặcđiểm của kỹ năng định vị

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định (Trang 31 - 32)

Kỹ năng định vị có một số đặc điểm cơ bản như sau:

- “Phác thảo chân dung tâm lý” tương đối ổn định trong đầu chủ thể giao tiếp về đối tượng giao tiếp của mình.

- Chủ thể giao tiếp nhờ có “Phác thảo chân dung tâm lý” về đối tượng giao tiếp mà họ ứng xử phù hợp với nhu cầu, mong muốn của đối tượng giao tiếp. Đặc điểm này thực hiện chức năng “đồng nhất” giữa chủ thể giao tiếp với đối tượng giao tiếp. Biết đặt mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp.

- Trong “Phác thảo chân dung tâm lý” ở kỹ năng này những nội dung chủ yếu thuộc về nhóm dấu hiệu nhân cách, vị trí của đối tượng giao tiếp trong các quan hệ xã hội, do vậy mới gọi là kỹ năng định vị. Đồng thời, ở kỹ năng này cũng xác định xu hướng của nhân cách- đối tượng giao tiếp. Tính chất khái quát cao và tính cá biệt rất rõ nét trong “ Phác thảo chân dung tâm lý” về đối tượng giao tiếp.

Nhờ có kỹ năng định vị con người mới đồng cảm với nhau giao tiếp biết vui, biết buồn, chia ngọt xẻ bùi cùng với đối tượng giao tiếp một cách chân thực, không giả tạo.

- Cái chính xác trong “Phác thảo chân dung tâm lý” về đối tượng giao tiếp, đây là đặc điểm thứ tư của kỹ năng định vị. Muốn có được đặc điểm này cần phải rèn luyện trong hoạt động nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống, tiếp xúc nhiều lần với đối tượng giao tiếp. Phải trải qua rất nhiều lần xây dựng “Phác thảo chân dung tâm lý”, xóa đi rồi vẽ lại… mới có được một „chân dung” đúng. Không rèn luyện, không tiếp xúc nhiều lần với đối tượng giao tiếpthì không thể có được.

Để có được kỹ năng này vai trò của tri thức, vốn sống, kinh nghiệm rất lớn lao cùng với nhận thức lí tính chủ thể giao tiếp phải hoạt động căng thẳng đầu óc mới có được hiệu quả “đồng nhất” mình với đối tượng giao tiếp. Sự “nhập vai” hoàn toàn chân thực, không gợn chút giả dối mới đạt được sự hoàn thiện của kỹ năng định vị.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định (Trang 31 - 32)