Cấu trúc một bài trìnhbày

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định (Trang 49 - 50)

- Phần mở đầu cần thiết lập mối quan hệ với người nghe; điểm qua những nét chính trong nội dung. Cần vào đề một cách hấp dẫn. Có nhiều cách mở đầu bài trình bày, tùy theo nội dung mà bạn có thể chọn một trong những cách sau:dẫn nhập một cách trực tiếp, dẫn theo lối tương phản, bằng cách đặt câu hỏi, bằng cách kể một câu chuyện hoặc băng cách gây chấn động bằng một sự kiện ấn tượng hoặc bằng cách trích dẫn nói của danh nhân...vv.

+ Dẫn nhập trực tiếp: Bạn nhắc lại tên đề tài, nói rõ mục đích và những vấn đề chính của bài trình bày.

+ Dẫn nhập theo lối tương phản: Bài trình bày bắt đầu bằng việc nhấn mạnh sự mâu thuẫn, để gây chú ý.

+ Dẫn nhập từ từ theo lối kể chuyện: Ví dụ: “Vào đêm giáng sinh năm 1642 ở nước Anh, trong một gia đình nghèo đã xảy ra một cảnh nhốn nháo thực sự. Đó là sự ra đời của một cậu bé, nó nhỏ đến mức có thể cho tắm được trong chiếc ly uống bia”. Sau đó có thể kể thêm vài ba chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của cậu bé đó, cuối cùng nêu tên cậu bé đó là Newton vàtiếp tục, tiến hành trình bày về học thuyết vạn vật hấp dẫn.

+ Dẫn nhập bằng cách đặt câu hỏi: Bằng cách này, người trình bày có thể làm cho người nghe phải chú ý và suy nghĩ cùng mình. Ngay cả một người buồn ngủ nhất cũng phải ngồi thẳng lên khi gặp câu hỏi.

+ Dẫn nhập bằng cách trích dẫn: Một câu trích dẫn thích hợp có thể là một mở đầu thú vị. Ví dụ: Để mở đầu bài nói chuyện về vai trò của giáo dục, người trình bày có thể trích dẫn: Bác Hồ đã từng nói rằng “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”,…

+ Dẫn nhập gây chấn động: Khi người nghe thờ ơ với đề tài hoặc khi họ đã mệt mỏi khó tập trung chú ý, có thể bắt đầu bằng một lời nói hoàn toàn ngược lại sự mong đợi của người nghe.

Trong khi trình bày, sự chú ý và quan tâm của người nghe phải được duy trì trong suốt buổi nói chuyện bằng việc sử dụng tư liệu hoặc các ví dụ thật sự lý thú cộng với đôi chút khôi hài nhẹ nhàng.

+ Trước khi bắt đầu nói chuyện, cần tự giới thiệu về mình, thường thì người chủ tọa sẽ giới thiệu bạn. Trong trường hợp này, có thể bổ sung thêm đôi điều. Tùy buổi

nói chuyện mà trình bày giới thiệu chức danh, cương vị của mình. Nói chung, phần giới thiệu nên ngắn gọn, không nên rườm rà, dài dòng.

- Phần nội dung: Đề cập đến những vấn đề then chốt cần trình bày. Những vấn đề này cần bố trí một cách logic, chặt chẽ, kèm theo dẫn chứng sống động bằng số liệu, hình ảnh minh họa,

- Phần kết thúc: Tóm tắt những vấn đề cần trình bày, cảm ơn, lời kêu gọi hoặc lời chúc tốt lành.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định (Trang 49 - 50)