Mộtsố kỹ thuật đặt câu hỏ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định (Trang 54 - 57)

Trong giao tiếp, câu hỏi có vị trí quan trọng, có nhiều loại câu hỏi, tùy theo mục đích và tình huống giao tiếp mà ta chọn cách hỏi cho phù hợp. Sau đây là một số loại câu hỏi:

- Dựa vào cấu trúc của câu hỏi người ta chia làm 2 loại câu hỏi: Câu hỏi có cấu trúc chặt chẽ, kết cấu cao và câu hỏi có cấu trúc thấp, lỏng lẻo.

- Dựa theo cách trả lời câu hỏi thì có câu hỏi trực tiếp, câu hỏi gián tiếp. - Dựa theo cách đặt câu hỏi thì có câu hỏi mở và câu hỏi đóng

- Dựa theo cơ sở sự định hướng của câu hỏi thì có câu hỏi định hướng, câu hỏi chiến lược, câu hỏi dẫn dắt.

Việc lựa chọn loại câu hỏi để đặt câu hỏi sao cho phù hợp với tình huống, đối tượng giao tiếp là rất cần thiết. Đặt câu hỏi hợp lý không những khiến câu chuyện trở nên suôn sẻ, hòa hợp mà còn thể hiện chúng ta là một người am hiểu, tâm lý, thú vị, độc đáo.

b. Lợi ích của đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi là một trong các kỹ năng giúp chúng ta giao tiếp thông minh, nếu chúng ta đặt được câu hỏi hợp lý, đúng mục đích sẽ nhận được rất nhiều ích lợi như:

Thứ nhất nó khiến khởi động được suy nghĩ của những người tham gia, Tập trung được suy nghĩ của người khác; thu hút cả tập thể;

Thứ hai khuyến khích sự tham gia của đối tác. Khơi dậy những suy nghĩ và nhận được sự tư vấn của người khác;

Thứ ba là dẫn dắt được tư duy và cuộc đối thoại. Truyền tải được sự tinh tế và nhạy bén của chúng ta;

Thứ tư là tìm kiếm được sự đồng cảm của người tham gia. Tạo được quan điểm chung; Xoa dịuđược những mâu thuẫn trong các cuộc tranh luận;

Thứ năm tạo được môi trường thân thiện trong giao tiếp. Xây dựng và củng cố được mối quan hệ tốt; thể hiện sự chân thành, quan tâm đến người khác;

c. Đặt câu hỏi với những mục đích khác nhau

Trong giao tiếp,biết đặt và dùng câu hỏi hợp lý có nhiều ích lợi. Vì vậy, với mục đích giao tiếp khác nhau, cụ thể trong quá trình trình bày một vấn đề nào đó, ta có thể đặt những loại câu hỏi với những mục đích sau:

* Câu hỏi để tạo không khí tiếp xúc (câu hỏi tiếp xúc) * Câu hỏi kích thích và định hướng tư duy

* Câu hỏi để đưa ra một lời đề nghị

* Câu hỏi để giảm tốc độ nói của người khác * Câu hỏi đề kết thúc vấn đề

* Câu hỏi thu thập ý kiến : “Theo ý của quý vị thì…?” * Câu hỏi để xác nhận: “Chúng ta có nhận thấy rằng…?”

* Câu hỏi lựa chọn: “Anh chọn loại màu xanh hay màu đỏ?”

* Câu hỏi đối lập: “Chẳng lẽ một sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng như thế này là mau hư lắm sao?”

* Câu hỏi thay câu khẳng định: “Chắc chúng ta không nghĩ rằng thứ này mau hư chứ?”

d. Những sai lầm cần tránh khi đặt câu hỏi

Tất nhiên, trong quá trình giao tiếp, đôi khi cũng không tránh khỏi những câu hỏi ngớ ngẩn, những sai lầm khiến cho cuộc đối thoại đi theo hướng khác. Đây là một điều chúng ta thật sự cần nên tránh. Sau đây là một số sai lầm thường gặp khi đặt câu hỏi:

- Thuyết trình thay vì đặt câu hỏi: Thay vì hỏi chúng ta lại đi sâu vào vấn đề như chính chúng ta trả lời luôn câu hỏi cho chính chúng ta.

- Hỏi để hạ phẩm giá của người: Đó là trường hợp chúng ta biết chắc câu hỏi đó làm họ không thể trả lời được do khác chuyên môn hoặc câu hỏi quá tế nhị ảnh hưởng đến cuộc sống hay danh dự của họ.

- Hỏi để khai thác thông tin, yếu điểm của đối thủ, từ đó áp đặt xoáy sâu vào những thông tin bất lợi đó. Điều này sẽ rất gây mất thiện cảm đối với người được hỏi.

- Không tập trung lắng nghe câu trả lời, vì chúng ta nghĩ chắc rằng chúng ta đã biết, điều này giống như chúng ta đang khinh thường đối tác vậy.

- Hỏi những câu hỏi không phù hợp với đối tượng, không phù hợp với không gian, thời gian.

e. Kỹ thuật đặt câu hỏi hiệu quả

Việc đặt câu hỏi trong giao tiếp là không khó, tuy nhiên đặt câu hỏi như thế nào cho hiệu quả là một vấn đề khác. Luôn luôn trong đầu chúng ta nên chú ý ta đang hỏi cái gì? Ta nên hỏi cái gì. Hãy lấy những câu hỏi bắt buộc phải hỏi làm trọng tâm, sau đó là những câu cần hỏi, nếu còn thời gian mới đến các câu nên hỏi. Chú ý các câu nên hỏi là những câu mang tính chất tìm hiểu thêm. Các câu hỏi nên xoay quanh các từ khóa như: Nếu, Ai, Tại sao, Cái gì, Khi nào, Cách nào… Hãy tập liên tục đặt câu hỏi, trong trường hợp chúng ta hết câu hỏi thì đưa ra câu “Còn cách nào tốt hơn không?”. Việc đặt câu hỏi trong giao tiếp cần chú ý tới các yêu cầu sau:

- Hãy lấy những câu hỏi bắt buộc phải hỏi làm trọng tâm, sau đó là những câu cần hỏi, nếu còn thời gian mới đến các câu nên hỏi, chú ý các câu nên hỏi là những câu mang tính chất tìm hiểu thêm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các câu hỏi nên xoay quanh các từ khóa như: Nếu, Ai, Tại sao, Cái gì, Khi nào, Cách nào…

- Hãy tập liên tục đặt câu hỏi, trong trường hợp chúng ta hết câu hỏi thì đưa ra câu “Còn cách nào tốt hơn không?”.

- Hãy bắt đầu từ việc không định kiến trước câu hỏi và không dùng những câu hỏi áp đặt như: Tôi muốn, Tôi thấy rằng… mà hãy dùng những từ có mức độ nhẹ như: Theo ý kiến của tôi thì, theo cảm nhận tôi thì…

- Kiên trì lắng nghe,vì khi người khác trả lời câu hỏi họ cũng xem xét thái độ người nghe với câu trả lời của họ như thế nào.

- Hãy tập hỏi những câu hỏi ngắn gọn, cụ thể vào vấn đề, tốt nhất mỗi một vấn đề là một câu hỏi.

- Tập cho mình tư duy làm chủ để dẫn dắt vấn đề trong các cuộc đối thoại.

- Một điều quan trọng nữa là đừng ngắt lời của người nói, hãy tập thái độ tôn trọng người nói như chính chúng ta đang nói vậy.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định (Trang 54 - 57)