Nguyễn Thị Quyết Tâm TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu BienBan 29-03-S (Trang 25 - 26)

Kính thưa Chủ tọa phiên họp, Kính thưa Quốc hội,

Tôi tham gia vào Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ. Tôi nhận thấy Chính phủ điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua trong nhiệm kỳ qua, trong một điều kiện có nhiều thuận lợi, có nhiều cơ hội nhưng không ít những khó khăn, thách thức và có những khó khăn rất gay gắt, có những thách thức cũng rất gay gắt, có những diễn biến của tình hình rất khó lường, khó nhận định trước. Trong tình hình đó, những kết quả mà Chính phủ đạt được là rất đáng trân trọng. Đó là sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng thuận, ủng hộ và làm hết sức mình của các tầng lớp nhân dân, trong đó vai trò điều hành của Chính phủ thấy rõ.

Báo cáo của Chính phủ khá thẳng thắn và toàn diện, khái quát được những thành tựu nổi bật. Đồng bào, cử tri và cá nhân tôi nhìn thấy sự quyết liệt, mạnh mẽ của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ trong điều hành nhiều lĩnh vực mà báo cáo đã nêu. Trong báo cáo cũng đã nêu những hạn chế, những yếu kém khá sát với thực tiễn, mặc dù tôi nhận thấy chưa được đầy đủ nhưng những vấn đề người dân quan tâm , bức xúc thì đều được đề cập trong báo cáo này một cách khái quát. Nghiên cứu báo cáo của Chính phủ có một vấn đề làm tôi quan tâm và muốn trao đổi trong diễn đàn của Quốc hội để Quốc hội, Chính phủ cùng suy nghĩ về vấn đề này đó là trong các nguyên nhân, hạn chế và yếu kém.

Báo cáo Chính phủ có nêu trong đó một vấn đề mà tôi đặc biệt quan tâm từ đầu nhiệm kỳ và lần này Chính phủ lại tiếp tục nêu trong báo cáo của mình đó là nhận thức về kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ rõ và còn khác nhau nên việc xây dựng thể chế, chính sách nhiều mặt còn lúng túng thiếu nhất quán chưa thật phù hợp, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để phát huy, phân bổ và sử dụng nguồn lực có hiệu quả. Đây là vấn đề trong báo cáo Chính phủ từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ có nêu. Tôi cho rằng nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình đó là quy luật của nhận thức và trong quá trình nhận thức đó còn có ý kiến khác nhau, còn có nhận thức ở những mức độ khác nhau là dễ hiểu song tôi nghĩ để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đất nước trong từng giai đoạn tùy vào nhận thức của Đảng ta, Nhà nước ta ở mức độ nào, vấn đề gì đã đủ rõ thì đường lối, chính sách, thể chế được xây dựng trên cơ sở nhận thức đó, vấn đề gì chưa đủ rõ thì tiếp tục nghiên cứu để từ thực tiễn đúc kết, nâng tầm lý luận nhận thức trong phát triển.

Vậy, trong lãnh đạo chỉ đạo điều hành của Chính phủ với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của đất nước lại có tình trạng xây dựng thể chế, chính sách nhiều mặt còn thiếu nhất quán, chưa thật phù hợp như báo cáo của Chính phủ thì thật sự rất đáng lo, bởi vì tính kỷ cương, sự đoàn kết tầm chiến lược, tư duy đổi mới được quán triệt như thế nào trong triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng. Tôi tự hỏi có lực cản nào trong Chính phủ hay do lợi ích nhóm chi phối.v.v...đã dẫn tới tình trạng đó và có hay không những vấn đề đủ rõ từ thực tiễn nhưng tư duy đổi mới chưa đủ mạnh mẽ, thiếu

thống nhất trong nội bộ còn do lợi ích nhóm chi phối nên không đột phá trong đổi mới thể chế, nhất là tổ chức bộ máy nhà nước để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Từ thực tiễn đó tôi mong muốn Chính phủ trong nhiệm kỳ mới, với kỳ vọng của nhân dân giải quyết thấu đáo vấn đề này. Trung ương Đảng, Quốc hội cần quan tâm trong lãnh đạo, giám sát vấn đề này để không còn được nêu như một nguyên nhân. Tôi nghĩ rằng cần tìm nguyên nhân của nguyên nhân này để khắc phục. Tôi xin hết ý kiến. Cảm ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BienBan 29-03-S (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w