Phạm Xuân Thường Thái Bình

Một phần của tài liệu BienBan 29-03-S (Trang 39 - 40)

Kính thưa Quốc hội,

Đóng góp ý kiến cho các Báo cáo của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ của những người đứng đầu các ngành này, tôi hoàn toàn nhất trí với Báo cáo của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và đồng tình với nhiều ý kiến của đại biểu phát biểu trước tôi. Có thể khẳng định, nhiệm kỳ này những người đứng đầu các cơ quan thực hiện khá tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ của khóa sau tốt hơn, qua thực tiễn chúng tôi xin đóng góp một số ý kiến như sau:

Trước hết, về Báo cáo của Chủ tịch nước. Một trong những nhiệm vụ Chủ tịch nước là phong các hàm, cấp trong cấp tướng. Thời gian vừa qua, cử tri có ý kiến rất nhiều là tại sao trong thời gian chiến tranh chúng ta có đến hơn 1 triệu quân chính quy, nhưng số lượng cấp tướng trong lực lượng vũ trang của chúng ta chỉ có 72 người cho đến kết thúc thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Nhưng đến thời kỳ hiện nay chúng ta có khoảng 400 cấp tướng. Cử tri cho rằng như vậy là quá nhiều, tôi không khẳng định đấy là nhiều hay ít bởi vì còn phụ thuộc vào sự chính quy của quân đội. Nhưng tôi nghĩ rằng trong bản báo cáo Chủ tịch nước cũng nên giải thích chỗ này và ở đây còn có giải thích của Thủ tướng Chính phủ, bởi vì Thủ tướng Chính phủ là người đề xuất để Chủ tịch nước bổ nhiệm, phong hàm.

Nội dung thứ hai là trong công tác đặc xá. Nhiệm kỳ vừa qua Chủ tịch nước đã ký đặc xá 33.999 người, tôi làm tròn số là 44.000 người. Thực hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, vấn đề này chúng tôi hoàn toàn nhất trí. Nhưng bây giờ chúng ta đánh giá thử xem là hoạt động này của chúng ta hiệu quả đến đâu và đặc biệt là trong số chúng ta đặc xá này thì bao nhiêu trường hợp là tái phạm. Bởi vì, thường các kỳ cuối năm tôi ở Ủy ban Tư pháp cũng được thẩm tra các báo cáo của các ngành, tôi cũng nêu ra câu hỏi đánh giá xem hiệu quả hoạt động của công tác đặc xá như thế nào nhưng chưa có số liệu chính thức. Chúng tôi đề nghị nên bổ sung thêm một số liệu chính thức vào báo cáo này. Bởi vì, chúng ta nhân đạo thì đúng rồi, nhân đạo với 1 người, nhưng nếu như 1 người đó chúng ta tha không đúng ra ngoài xã hội thì có thể bản thân họ gây hại cho

nhiều người, có nghĩa chúng ta không nhân đạo với nhiều người. Đây là một nội dung hết sức quan trọng, chúng tôi đề nghị Chủ tịch nước bổ sung thêm.

Về Báo cáo của Tòa án và Viện kiểm sát thì chúng tôi nhất trí và đánh giá rất cao. Số liệu chúng ta đưa ra so sánh thì chúng ta lấy số liệu của nhiệm kỳ không chuẩn. Bởi vì, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII của chúng ta chỉ có 4 năm, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII là 5 năm, chúng ta lấy số liệu các vụ án để chúng ta so sánh từ khóa này với khóa kia nên làm cho số vụ án, số đối tượng phạm tội bành lên rất nhiều. Chúng tôi đề nghị 2 ngành xem xét lại các số liệu để điều chỉnh cho hợp lý.

Về Báo cáo của Chính phủ, bên cạnh những kết quả mà chúng tôi nói rằng Thủ tướng Chính phủ đã dẫn dắt con thuyền kinh tế của chúng ta đi trong thác ghềnh và vượt lên được, đến bây giờ thì nền kinh tế của chúng ta khá ổn định, điều này là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong quản lý kinh tế, tôi cho hạn chế thiết sót lớn nhất trong nhiệm kỳ vừa qua đó chính là sự thất thoát, lãng phí. Ví dụ, về đầu tư xây dựng cơ bản, do chúng ta đầu tư thiếu đồng bộ, dàn trải cho nên gây thất thoát, lãng phí lớn. Một cụm cảng Cái Mép - Thị Vải chúng ta đầu tư vào đây 40.000 tỷ và do chúng ta đầu tư không đồng bộ nên không khai thác được. Cho đến nay theo báo cáo chỉ có 20% chúng ta khai thác được. Như vậy, đồng nghĩa với 80% chúng ta chưa sử dụng được và tương đương với 32.000 tỷ. Rõ ràng đầu tư của chúng ta không hiệu quả. Việc chúng ta đầu tư lãng phí lớn, ví dụ như đầu tư vào Làng sinh viên ở Lâm Đồng hàng nghìn tỷ rồi chỉ có một sinh viên. Đầu tư vào đường sắt ở Quảng Ninh, đường sắt du lịch 1000 tỷ, 1 ngày chúng ta chỉ bán được 1 vé du lịch. Hay các công trình chúng ta đầu tư rất hoành tráng, ví dụ các nhà thi đấu ở các địa phương thì mỗi một nhà như vậy ít thì cũng vài ba trăm tỷ, nhiều thì ngót ngét nghìn tỷ, nhưng mỗi một năm chỉ sử dụng được có vài ngày.

Ngoài ra, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến đầu tư cho vùng sâu, vùng xa mà Đảng, Nhà nước quan tâm, việc đó rất đúng, chúng tôi ủng hộ. Thời gian vừa qua chúng ta đầu tư lên trên đó thì công tác kiểm soát của chúng ta rất yếu. Chính vì vậy, tiền chúng ta đầu tư lên đấy không hiệu quả. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua báo cáo giám sát chúng tôi thấy có những nơi đầu tư 3 - 4 tỷ để xây chợ nhưng chợ không có người, vài tỷ để xây trường học nhưng trường học không có cả giáo viên, không có học sinh. Đầu tư vào trạm xá nhưng trạm xá cũng không có cả bác sỹ, không có bệnh nhân. Như vậy, việc đầu tư này rất lãng phí.

Ở nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, chúng tôi đề nghị ưu tiên cho vùng đồng bào vùng xa, vùng dân tộc, việc đó rất đúng nhưng chúng ta phải phân bổ, quản lý như thế nào để tránh lãng phí như trong thời gian vừa qua. Bởi vì, nếu như chúng ta chỉ cộng tất cả những lãnh phí mà hiện chúng ta đang có, tôi mới nói ở một lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, chưa nói ở lĩnh vực khác. Chúng ta đã có thể sử dụng nguồn lực đó vào để đầu tư phát triển kinh tế, xã hội của đất nước chúng ta và thực hiện các chính sách xã hội thì không có gì khó khăn. Ví dụ, hàng nghìn tỷ mà chúng ta đầu tư để chi trả tiền cho các gia đình chính sách để người ta xây nhà thì rất đơn giản không có gì khó nhưng vì chúng ta đầu tư kém hiệu quả, cho nên chúng ta không còn nguồn lực để chúng ta đầu tư cho các chương trình an sinh xã hội khác. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chính phủ khóa tới đặc biệt quan tâm đến nội dung này. Tôi xin hết ý kiến, cảm ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BienBan 29-03-S (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w