Huỳnh Ngọc Ánh TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu BienBan 29-03-S (Trang 36 - 38)

Kính thưa Quốc hội,

Vì tôi là người phát biểu sau đại biểu Học cho nên đại biểu Học đã nói hết những cảm nhận mà tôi cũng suy nghĩ và cũng muốn trình bày trước Quốc hội, không để tốn thời gian của Quốc hội, cho nên xin phép tôi không nhắc lại. Là người trong ngành, trong

cuộc cho nên tôi nhận thức sâu sắc về những kết quả đạt được là vô cùng quan trọng. Là nỗ lực hết sức của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của ngành tòa án các cấp và sự lãnh đạo quyết liệt của đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Về kết quả đã đạt được cũng như các chỉ tiêu của Quốc hội đã nêu ra trong tất cả các nghị quyết của Quốc hội thì mỗi năm đều giảm và tiến bộ hơn năm trước, tôi cho rằng đây là sự nỗ lực hết sức lớn.

Đánh giá về một số hạn chế và thiếu sót cũng như về 4 bài học kinh nghiệm rút ra trong báo cáo, tôi cũng hoàn toàn thống nhất. Ở đây, tôi chỉ muốn nói về một vấn đề mà Ủy ban Tư pháp có nhắc tới đó là một số tòa án chưa khắc phục được tình trạng để quá hạn giải quyết theo quy định của pháp luật do lỗi chủ quan của thẩm phán.

Đúng câu chuyện để án quá hạn gây bức xúc trong nhân dân, điều đó chúng tôi cũng nhận thức được. Nhưng thực tế, trong quá trình giải quyết vụ án, chúng tôi lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố, như giám định, kết quả trưng cầu giám định, đương sự, văn bản trả lời của các cơ quan, ban, ngành gửi đến không đúng với thời hạn dẫn đến việc không đảm bảo thời gian giống như Luật tố tụng quy định. Thực sự Luật tố tụng quy định, khi làm Luật tố tụng, tôi cũng muốn nới dài thời gian giải quyết ra, trên cơ sở thực tiễn để đảm bảo được với người dân khỏi bức xúc nhưng rồi cũng không được tiếp thu và thời hạn giải quyết đúng là quá ngắn so với những vụ án phức tạp và đông người, đông đương sự, đông bị can, bị cáo.

Tại diễn đàn Quốc hội hôm nay, tôi xin kiến nghị với Quốc hội một điều để khắc phục tình trạng này, để đảm bảo cho chất lượng giải quyết án sau này tốt hơn, đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết, cũng giống như các Nghị quyết 36, 37 của Quốc hội về các chỉ tiêu, ví dụ tỷ lệ giải quyết án không bị hủy do bị lỗi chủ quan hoặc vấn đề phải tống đạt 100% các bản án, các quyết định phải được đưa ra thi hành. Những nghị quyết đó đã giúp cho chúng tôi rất tốt, nâng cao tinh thần trách nhiệm của thẩm phán cũng như cán bộ, công nhân viên chức trong việc thực thi pháp luật. Lần này tôi đề nghị Quốc hội cho nghị quyết về tư pháp. Đề nghị nêu lên vấn đề tất cả các vụ án được giải quyết trong thời gian hạn luật định. Luật quy định là 4, 5, 6 tháng thì từ khi thụ lý đến khi giải quyết trong phạm vi đó. Nghị quyết này cũng kiến nghị thêm cho tất cả cơ quan, ban, ngành thực hiện đúng theo luật quy định. Luật khiếu nại, tố cáo quy định gì, văn bản Tòa án yêu cầu gì thì tất cả các cơ quan, ban, ngành, kể cả Ủy ban, kể cả Sở, ban, ngành nên trả lời đúng trong thời hạn đó, đảm bảo cho chúng tôi giải quyết trong thời hạn luật định.

Khi đã có nghị quyết này, tôi cũng kiến nghị Quốc hội bỏ đi chỉ tiêu giải quyết án 90% trên tổng số án thụ lý, bởi những tháng cuối năm Tòa án không chủ động được đầu vào đơn kiện thụ lý vụ án, cuối năm còn 1 tháng rưỡi thôi mà một lúc đương sự gửi đơn kiện dồn dập chúng tôi phải thụ lý, mà thụ lý như vậy giải quyết trong 1 tháng sinh ra hai trường hợp: Một là không đảm bảo quyền lợi của đương sự, vì đương sự có quyền trong vòng 4 tháng chuẩn bị giải quyết chuyện đó, luật sư, người bào chữa, hội thẩm nhân dân hoặc tất cả các ban, ngành, đoàn thể cũng có thời gian 4 tháng để chuẩn bị giải quyết chuyện đó, buộc chúng tôi giải quyết trong 30 ngày hoặc 1 tháng rưỡi là xâm phạm đến quyền lợi đương sự.

Mặt khác, thẩm phán cũng bị áp lực tháng cuối năm phải giao án buộc phải làm sao đảm bảo 90 - 95%, nếu không bị cắt thi đua mất lao động tiên tiến rồi chuyện này chuyện khác, mà thực tế Ủy ban Tư pháp cũng như Hội đồng nhân dân các cấp thường hay chất vấn chúng tôi tại sao 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải quyết thấp thế, 60 - 70% hoặc đến cuối năm thì 70 - 80% bởi vì đến tháng cuối năm dồn dập chúng tôi không thụ lý không được, mà thụ lý thì trong thời gian ngắn áp lực rất lớn. Chính vì vậy, chúng tôi chỉ mong muốn

Quốc hội có Nghị quyết yêu cầu tất cả các vụ việc giải quyết trong thời gian luật định cũng như thanh tra nhà nước vào tháng cuối năm một lúc hàng trăm đơn kiện gửi đến làm sao thụ lý giải quyết được 80, 90% số lượng đơn thụ lý. Cho nên thực tế vấn đề này gây áp lực rất lớn và ảnh hưởng đến chất lượng xét xử.

Trên đây là kiến nghị của tôi, cũng là mong muốn của rất nhiều cán bộ ngành Tòa án, các đồng chí lãnh đạo Tòa án các tỉnh có mặt trong hội trường cũng như địa phương muốn chúng ta khắc phục tình trạng này, đảm bảo thời gian luật định tốt. Xin cảm ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BienBan 29-03-S (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w