Danh Út Kiên Giang

Một phần của tài liệu BienBan 29-03-S (Trang 38 - 39)

Kính thưa Quốc hội,

Tôi tán thành các báo cáo của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Các báo cáo đã nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá tình hình trong 5 năm qua. Một nhiệm kỳ đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém như báo cáo đã nêu. Tôi xin tham gia vào báo cáo của Chính phủ về lĩnh vực thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian qua như sau:

Trước hết, tôi thấy rằng so với giai đoạn năm 2006 -2010, số lượng chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2015 nhiều hơn, tập trung hơn, góp phần quan trọng tạo nên những bước chuyển của bộ mặt nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và ở miền núi. Kinh tế phát triển kéo theo tỷ lệ hộ nghèo ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm nhiều. Trung bình hộ nghèo giảm 6%/ năm. Nhiều nơi sản xuất hàng hóa đã hình thành và phát triển.

Ngoài tác động về kinh tế, các chính sách dân tộc còn tác động đến mọi mặt của đời sống như văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng tại địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nhờ các chính sách được triển khai kịp thời, cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số miền núi từng bước được hoàn thiện và đồng bộ.

Thứ hai, về địa vị pháp lý công tác dân tộc ở nước ta. Tôi cho rằng Chính phủ đã có nhiều cố gắng đối với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách dân tộc. Nghị định 05 của Chính phủ về công tác dân tộc được ban hành vào những năm 13 là cơ sở pháp lý cao nhất về quản lý thực hiện chính sách dân tộc mà lâu này đồng bào dân tộc rất trông chờ. Đặc biệt năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Những quy định này cho thấy chính sách dành cho vùng dân tộc thiểu số luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm với quyết tâm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền trong cả nước.

Thứ ba, bên cạnh những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách dân tộc, tôi thấy việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc vẫn còn những tồn tại cần được quan tâm cho nhiệm kỳ tới. Đầu tiên là khoảng cách giầu nghèo giữa miền núi, vùng đồng bào dân tộc với đồng bào khác ở các vùng miền còn khá cao. Đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta chiếm khoảng 14% dân số cả nước nhưng tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay chiếm 47% trong tổng số hộ nghèo cả nước. Đây là một vấn đề rất khó khăn trong vấn đề phát triển bền vững đối với nước ta. Chương trình 30a, chính sách đối với huyện nghèo và các chính sách khác, Chính phủ ban hành rất nhiều, đồng bào rất mừng nhưng nguồn lực không đảm bảo. Đồng bào thường nói chính sách đối với đồng bào dân tộc, đồng bào nghe sướng tai nhưng bụng đồng bào vẫn còn đói. Nguyên nhân nhiều, trong đó đại biểu là chính sách đề ra nhưng không cân đối được nguồn lực, đồng bào đề nghị Chính phủ cần quan tâm thực hiện chính sách như chủ trương chính sách của Chính phủ đã đề ra.

Thứ tư, tôi có một số kiến nghị đối với Chính phủ về thực hiện công tác dân tộc. Trước hết, như báo cáo đã nêu và chúng tôi đề cập trong nhiệm kỳ 5 năm qua, Chính phủ đã có nhiều cố gắng thực hiện chính sách dân tộc nhưng xem trong Báo cáo của Chính phủ rất ít đề cập đến việc thực hiện chính sách dân tộc, cũng như nhiệm vụ trong giai đoạn tới.

Một, đề nghị Chính phủ cần quan tâm bổ sung, đánh giá đầy đủ hơn về thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian qua cũng như giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Hai, đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội ban hành Luật dân tộc để giảm bớt các văn bản liên quan hiện nay đối với dân tộc quá nhiều. Đây cũng là cơ sở để thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc ở nước ta.

Ba, Chính phủ cần tăng cường thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm sớm rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo như hiện nay, để đến năm 2020 đất nước ta có điều kiện thành nước công nghiệp như nghị quyết Đại hội Đảng đề ra. Tôi xin hết ý kiến. Xin cám ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BienBan 29-03-S (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w