Ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và ngành công nghiệp sản xuất đồ uống nói riêng luôn được xem là ngành công nghiệp quan trọng ở bất cứ quốc gia nào. Ngành công nghiệp thực phẩm không chỉ cung cấp các sản phẩm đảm bảo cho nhu cầu ăn uống của người dân trong nước mà còn để xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống bao gồm pha chế của Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho đời sống kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Bên cạnh đó, ngành đã có nhiều đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tạo thêm nguồn việc làm cho người lao động, tạo đầu ra cho nông sản nguyên liệu, nâng cao giá trị của chúng chính vì thế ngành trở thành một mắt xích quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không của nước ra rất thuận lợi để giao thương hàng hóa, giúp đưa sản phẩm đến khắp mọi miền. Tạo điều kiện thực hiện những chính sách phát triển kinh tế mới, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng đó cũng là khó khăn mà nhóm nghiên cứu cần quan tâm vì sức cạnh tranh với các sản phẩm khác sẽ tăng cao hơn.
Dự đoán trong những năm tới, thu nhập của người dân sẽ tăng kèm theo xu hướng dùng thực phẩm an toàn, đảm bảo xuất xứ cùng với tâm lý ủng hộ hàng Việt uy tín là những yếu tố tiềm năng giúp ngành đồ uống ngày càng phát triển. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang rất chú trọng vào ngành công nghiệp này.
Tăng trưởng kinh tế ngày một cao, thu hút được các cơ hội đầu tư, tăng thu nhập,… Tuy nhiên yếu tố thuế là điều không thể tránh khỏi, mức thuế cao sẽ làm tăng chi phí dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm.
- Yếu tố lạm phát: Lạm phát ảnh hưởng đến tâm lí và chi phối hành vi tiêu dùng của người dân; làm thay đổi cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng ð tốc độ tiêu thụ hàng hóa giảm ngày càng nhiều, nhất là ở những mặt hàng mang tính thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày như thực phẩm. Trong thời kì lạm phát thì yếu tố về giá của sản phẩm càng được người tiêu dùng quan tâm.
- Tiền lương và thu nhập: Tác động đến giá thành và nguồn nhân lực, nó phản ánh tới mức sống của người dân. Người tiêu dùng sẽ chi tiêu những sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế. Vì thế, phải phân loại từng bậc sản phẩm để mọi khách hàng có thể biết đến và tiêu dùng sản phẩm.