Từ các ý tưởng và phân tích nêu trên, nhóm đã xây dựng bảng checklist đánh giá và cho điểm từng ý tưởng, sau đó thu được các bảng dưới đây:
Bảng 6 Bảng checklist sản phẩm Siro gấc chanh dây
Tiêu chí đánh giá
Nhu cầu thị trường
Ý tưởng có giải quyết một vấn đề cụ thể nào của khách hàng không?
Vấn đề có đủ lớn để khách hàng sử dụng sản phẩm không?
Độ mới của ý tưởng
Đã có đối thủ nào thực hiện ý tưởng này trước đó hay chưa?
So với những sản phẩm hiện có thì ý tưởng này "mới" ở mức độ nào?
Khả năng cạnh tranh
Ý tưởng có tạo ra sản phẩm khác biệt so với đối thủ hay không?
Tính khả thi về mặt công nghệ
Đã có đủ các yếu tố đầu vào về mặt công nghệ (máy móc, nguyên liệu, phụ gia , bao bì, …) để biến ý tưởng này thành hiện thực hay chưa?
Mức độ phù hợp của ý tưởng với doanh nghiệp Ý tưởng này có phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Bảng 7 Bảng checklist sản phẩm siro gấc đào
Tiêu chí đánh giá
Nhu cầu thị trường
Ý tưởng có giải quyết một vấn đề cụ thể nào của khách hàng không?
Vấn đề có đủ lớn để khách hàng sử dụng sản phẩm không?
Độ mới của ý tưởng
Đã có đối thủ nào thực hiện ý tưởng này trước đó hay chưa?
So với những sản phẩm hiện có thì ý tưởng này "mới" ở mức độ nào?
Khả năng cạnh tranh
Ý tưởng có tạo ra sản phẩm khác biệt so với đối thủ hay không?
Tính khả thi về mặt công nghệ
Đã có đủ các yếu tố đầu vào về mặt công nghệ (máy móc, nguyên liệu, phụ gia , bao bì, …) để biến ý tưởng này thành hiện thực hay chưa?
Mức độ phù hợp của ý tưởng với doanh nghiệp Ý tưởng này có phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Bảng 8 Bảng checklist sản phẩm siro gấc vải Tiêu chí đánh giá
Nhu cầu thị trường
Ý tưởng có giải quyết một vấn đề cụ thể nào của khách hàng không?
Vấn đề có đủ lớn để khách hàng sử dụng sản phẩm không?
Độ mới của ý tưởng
Đã có đối thủ nào thực hiện ý tưởng này trước đó hay chưa?
So với những sản phẩm hiện có thì ý tưởng này "mới" ở mức độ nào?
Khả năng cạnh tranh
Ý tưởng có tạo ra sản phẩm khác biệt so với đối thủ hay không?
Tính khả thi về mặt công nghệ
Đã có đủ các yếu tố đầu vào về mặt công nghệ (máy móc, nguyên liệu, phụ gia , bao bì, …) để biến ý tưởng này thành hiện thực hay chưa?
Mức độ phù hợp của ý tưởng với doanh nghiệp Ý tưởng này có phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Tổng điểm
Qua 3 bảng checklist đánh giá và cho điểm trên, nhóm cho ra bảng kết quả về điểm số của từng ý tưởng như sau:
Sản phẩm Tổng điểm
Siro gấc chanh dây Siro gấc đào
Siro gấc vải
ð Sản phẩm khả thi nhất sau khi quá các bước đánh giá và sàng lọc được chọn là
“SIRO GẤC – CHANH DÂY”
CHƯƠNG 4: PHÁT TRIỂN CONCEPT (KHÁI NIỆM) SẢN PHẨM 4.1. Xác định nhu cầu của người tiêu dùng:
Mục đích: Giúp người tiêu dùng đánh giá chất lượng sản phẩm một cách khách quan nhất và có một cái nhìn cụ thể hơn về sản phẩm trước khi sản phẩm được tung ra thị trường. Từ đó ta xác định được thị hiếu của người tiêu dùng, tiếp tục cải tiến và phát triển cho sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn.
Phương pháp thực hiện: Thực hiện khảo sát online thông qua google biểu mẫu với những câu hỏi liên quan đến sản phẩm, vì điều kiện thực tế trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid - 19 kéo dài. Phương pháp này mang lại tính khả thi cao và dễ dàng thực hiện, ít tốn thời gian nhưng vẫn có một vài hạn chế nhất định.
Đối tượng: Khảo sát nhu cầu ở hầu hết mọi đối tượng nhưng đối tượng chủ yếu muốn hướng đến là học sinh – sinh viên độ tuổi từ 16 - 28 tuổi là khách hàng mục tiêu.
Phương pháp xử lí số liệu:
+ Phương pháp thống kê mô tả.
+ Phương pháp kiểm nghiệm thống kê.
4.1.1. Các đặc tính và lợi ích của nguyên liệu4.1.1.1. Gấc 4.1.1.1. Gấc
Gấc là một loại quả quen thuộc và được trồng khắp nước ta, nhiều người chỉ biết đến công dụng của gấc qua món ăn thường ngày như là xôi gấc,... được dùng trong những ngày lễ tết. Tuy nhiên, tác dụng của gấc với sức khỏe con người thì ít ai biết rõ.
Hình 5 Quả gấc
Quả gấc không chỉ là nguyên liệu giúp cho món ăn có màu sắc và hương vị hấp dẫn, mà còn mang lại một số tác dụng có lợi cho sức khỏe như sau:
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng carotenoid trong quả gấc khá cao, nhất là lycopene và Beta-carotene có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng ức chế tế bào ung thư, làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt… nhằm hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa ung thư xảy ra. Theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc cao gấp 70 lần cà chua, ngoài ra còn có vitamin E,...
Ngăn ngừa chứng thiếu máu
Nhờ chứa lượng vitamin C và vitamin B (còn gọi axit folic), quả gấc có tác dụng trong việc ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cũng như giảm thiểu các dấu hiệu liên quan đến bệnh này như chóng mặt, mệt mỏi, da tái xanh, hoa mắt, chán ăn,…
Giảm lượng cholesterol
Việc dùng gấc mỗi tuần còn giúp làm giảm bớt hàm lượng cholesterol trong máu, mang lại lợi ích cho những người đang có nồng độ cholesterol cao hoặc những ai có tiền sử bị bệnh về cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến, mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, chống các bệnh tim mạch, tai biến, tăng cường tuổi thọ.
Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
Do chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhất là sắc tố màu cam đỏ của quả gấc có đặc tính oxy hóa mạnh nên loại quả này có khả năng phòng ngừa các bệnh tim mạch ở người dùng.
Cải thiện thị lực
Với hàm lượng beta carotene, vitamin và nhiều khoáng chất khác, quả gấc còn mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe đôi mắt, nhất là tăng cường thị lực và phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể ở một số người.
Chống trầm cảm
Khi ăn gấc thường xuyên có thể sẽ khắc phục các dấu hiệu của bệnh trầm cảm, vì nó cung cấp nhiều chất khoáng như selen, vitamin và một số hợp chất thực vật khác có lợi cho sức khỏe của hệ thần kinh.
Ngăn ngừa lão hóa da
Các hợp chất trong quả gấc còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và duy trì làn da khỏe mạnh. Chúng kích thích sự hoạt động của các tế bào, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin để hỗ trợ làn da có độ đàn hồi tốt nhờ xây lại cấu trúc collagen dưới da cũng như ngăn ngừa nếp nhăn xuất hiện.
Ngoài ra, gấc còn có tác dụng phụ khi sử dụng quả gấc không đúng mục đích. Tránh ăn phải vỏ quả gấc vì có thể chứa một số thành phần gây độc cho sức khỏe. Tuy không dẫn đến việc tử vong nhưng có thể gây bất lợi cho sức khỏe hiện tại trong khoảng vài ngày.
4.1.1.2. Chanh dây (Chanh leo):
Chanh dây hay còn gọi là chanh leo là loại trái cây nhiệt đới rất giàu chất dinh dưỡng, lại dễ chế biến thành nước uống giúp thanh lọc cơ thể. Một trái chanh dây tuy nhỏ bé nhưng có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa… có lợi cho sức khỏe của bạn. Một vài lợi ích sức khỏe từ chanh dây được liệt kê dưới đây.
Ổn định đường huyết
Chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) thấp và hàm lượng chất xơ cao của chanh dây có thể hỗ trợ quá trình điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Chanh dây cũng rất giàu pectin, một loại chất xơ giúp bạn cảm thấy no mà không làm tăng lượng calo. Các nghiên cứu cho thấy chanh dây có thể được bổ sung trong chế độ ăn uống để điều trị bệnh tiểu đường do khả năng hạ đường huyết. Đồng thời, chanh dây cũng có công dụng làm giảm cholesterol xấu và cải thiện chức năng của insulin.
Phòng chống ung thư
Chanh leo cũng là một nguồn chống ung thư hoạt động mạnh mẽ trong cơ thể. Chất chống oxy hóa có trong chanh leo: vitamin A, flavonoid và các hợp chất phenolic khác giúp ngăn ngừa ung thư.chủ yếu loại trừ các gốc tự do, được biết đến với việc gây biến đổi các ADN của các tế bào khỏe mạnh thành các tế bào ung thư. Piceatannol, một hợp chất quan trọng khác được tìm thấy trong chanh dây cũng có thể hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư đại trực tràng
Cải thiện sức khỏe mắt
Bên cạnh khả năng phòng chống ung thư, vitamin A còn có thể cải thiện sức khỏe mắt, bao gồm ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và quáng gà. Hơn thế nữa, nó còn đặc biệt hỗ trợ cải thiện sức khỏe, giúp cho làn da đủ nước và sáng hơn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Chanh leo giàu chất xơ, và một khẩu phần chanh leo có thể cung cấp cho cơ thể con người gần 98% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày. Chất xơ hòa tan có cả trong phần màng và vỏ, có tác dụng như thuốc nhuận tràng. Nó có thể giảm các triệu chứng táo bón và thậm chí là ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa như ung thư đại trực tràng.
Điều hòa huyết áp
Nếu bạn ăn một lượng đủ chanh leo mỗi ngày, bạn có thể có được ¼ lượng kali cơ thể cần. Điều này giúp thư giãn các mạch máu và thúc đẩy máu lưu thông, giảm căng thẳng cho tim và tăng sức khỏe tim mạch.
Cải thiện tuần hoàn
Khi kết hợp với chức năng giãn mạch của kali, lượng sắt và đồng cao có trong chanh leo có thể thực sự có ảnh hưởng, giúp kích thích hoạt động trao đổi chất trong tất cả các cơ quan hệ thống, tăng năng suất và hiệu quả.
Hỗ trợ bệnh hô hấp, hạn chế hen suyễn
Sự kết hợp của các chiết xuất khác nhau từ vỏ chanh leo tím tạo ra một hỗn hợp bioflavanoid mới, giúp long đờm, an thần, làm dịu hệ thống hô hấp. Điều này có thể giúp giảm các cơn hen suyễn, thở khò khè.
4.1.2. Lợi ích của sản phẩm
Có thể xem là một loại nguyên liệu phục vụ cho ngành pha chế đồ uống, cũng có thể sử dụng như một sản phẩm thông thường tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Với tính tiện lợi, dễ sử dụng, dễ chế biến, dễ bảo quản, vận chuyển,… Cùng với những dưỡng chất từ thành phần nguyên liệu đem lại (giàu vitamin A,C; chất xơ;…) sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng bổ sung một vài chất thiết yếu cho cơ thể không chỉ giải khát vui chơi mà còn có lợi cho sức khỏe (tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn, chống lão hóa,…) mặc dù không nhiều nhưng vẫn đảm bảo và an toàn.
Hàng loại lợi ích mà nguyên liệu đem lại có thể thấy sản phẩm mới với sự kết hợp này được đánh giá khá cao.
4.2. Hình thành và chọn concept sản phẩm
Ýtưởng siro gấc chanh dây có thể cần phải được tiếp tục khảo sát, phân tích để cụ thể hóa đối tượng sử dụng, đặc tính lợi ích của sản phẩm.
Từ ý tưởng đã được chọn là siro gấc – chanh dây, nhóm phân tích để xác định khách hàng mục tiêu và những đặc tính, lợi ích của sản phẩm đem đến cho người tiêu dùng. Các vấn đề nhóm cần để xác định gồm các phần như sau:
- Khách hàng mục tiêu: là học sinh sinh viên và nhân viên văn phòng độ tuổi từ 16-28
- Thị trường mục tiêu: là các thành phố lớn, có nhiều học sinh sinh viên và nhân viên văn phòng, cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh
- Sản phẩm được tạo ra: sự kết hợp giữa quả gấc và chanh dây, các loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Không sử dụng chất bảo quản, cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, omega 3,… dễ dàng sử dụng, học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng, những người có thu nhập trung bình, thấp mà lại nhanh chóng, tiện lợi.
- Bao bì sản phẩm: chai thủy tinh, có hạn sử dụng 6 tháng nên dễ dàng phân phối, bày bán tại các tiệm tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
- Sử dụng dây chuyền công nghệ sẵn có, đảm bảo an toàn thực phẩm đến mức tối ưu.
- Gía thành sản phẩm dự kiến: ở mức 30000 đồng/chai, phù hợp với thu nhập của khách hàng mục tiêu.
Để có thể lựa chọn ra được concept phù hợp cho sản phẩm từ những mục tiêu đề ra trước đó, nhóm nghiên cứ cần phải tiến hành khảo sát tiếp thu ý kiến từ khách hàng/người tiêu dùng từ đó mức độ tin cậy của sản phẩm mới được chấp nhận.
4.2.1. Xây dựng khảo sát
Tình hình dịch covid - 19 ngày càng diễn biến phức tạp vì thế nhóm nghiên cứu không thể tiến hành những buổi khảo sát dạng Focus group nên nhóm đã quyết định xây dựng khảo sát dạng form thông qua công cụ Google biểu mẫu với số lượng người tham gia là 100 người. Để đạt được kết quả tốt, thu nhập được các thông tin khách quan từ người tiêu
dùng đến sản phẩm siro gấc – chanh dây, nhóm đã đưa ra những câu hỏi như sau:
4.2.1.1. Phần 1: Thông tin cá nhân và phân nhóm người tiêu dùng.
Thông tin cá nhân (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập)
Câu hỏi này nhằm đánh giá mức độ tiếp cận khảo sát của các đối tượng người tiêu dùng từ đó nhóm nghiên cứu sẽ khoanh vùng được đối tượng khách hàng mục tiêu để điều chỉnh các đặt tính của sản phẩm phù hợp với đối tượng đó.
4.2.1.2. Phần 2: Khảo sát người tiêu dùng về tần suất sử dụng cũng như mức độ chấp nhận về các vấn đề liên quan đến sản phẩm siro. như mức độ chấp nhận về các vấn đề liên quan đến sản phẩm siro.
1. Anh/chị đã từng sử dụng sản phẩm siro với hương vị gì?
2. Tần suất sử dụng các sản phẩm siro của anh/chị?
3. Anh/ chị sử dụng siro với mục đích gì?
4. Khi dùng Siro anh/ chị có quan tâm đến những lợi ích hay tác hại của nó không?
5. Những tác hại của sản phẩm Siro mà anh/ chị được biết là gì?
6. Anh/ chị thường mua sản phẩm Siro ở đâu? (Có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án).
7. Anh/chị thường dùng sản phẩm siro ở đâu?
8. Nếu sản phẩm Siro mới có kết hợp bổ sung thêm hương vị trái cây xuất hiện trên thị trường anh/chị có sẵn lòng dùng thử không ?
4.2.1.3. Phần 3: Khảo sát mức độ chấp nhận của người tiêu dùng về sản phẩm siro mới. sản phẩm siro mới.
9. Anh/chị có biết lợi ích mà quả gấc và chanh dây mang lại không?
10. Nếu sản phẩm Siro gấc ra đời anh/chị có sẵn lòng muốn dùng thử không?
11. Anh/chị thích sản phẩm siro mới sẽ như thế nào?
12. Nếu có sản phẩm siro “gấc - chanh dây” mới, anh/chị thích sản phẩm có trạng thái – cấu trúc sản phẩm như thế nào?
13. Anh/chị thích sản phẩm siro “gấc - chanh dây” có mùi như thế nào?
14. Anh/chị thích sản phẩm siro “gấc - chanh dây” có vị như thế nào?
16. Đối với sản phẩm siro gấc – chanh dây, anh/chị mong muốn đóng gói với loại bao bì nào?
17. Đối với sản phẩm siro gấc – chanh dây, anh/chị mong muốn dung tích bao nhiêu?
18. Đối với sản phẩm siro gấc – chanh dây, anh/chị mong muốn giá thành sản phẩm khoảng bao nhiêu?
4.2.2. Kết quả khảo sát
4.2.2.1 Phần 1: Thông tin cá nhân và phân nhóm người tiêu dùng.
Thông tin cá nhân, trong 100 người tham gia khảo sát có: