Các đặc tính và lợi ích của nguyên liệu

Một phần của tài liệu ĐỒ án PHÁT TRIỂN sản PHẨM đề tài nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm siro gấc – chanh dây (Trang 70 - 72)

4.1.1.1. Gấc

Gấc là một loại quả quen thuộc và được trồng khắp nước ta, nhiều người chỉ biết đến công dụng của gấc qua món ăn thường ngày như là xôi gấc,... được dùng trong những ngày lễ tết. Tuy nhiên, tác dụng của gấc với sức khỏe con người thì ít ai biết rõ.

Hình 5 Quả gấc

Quả gấc không chỉ là nguyên liệu giúp cho món ăn có màu sắc và hương vị hấp dẫn, mà còn mang lại một số tác dụng có lợi cho sức khỏe như sau:

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng carotenoid trong quả gấc khá cao, nhất là lycopene và Beta-carotene có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng ức chế tế bào ung thư, làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt… nhằm hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa ung thư xảy ra. Theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc cao gấp 70 lần cà chua, ngoài ra còn có vitamin E,...

Ngăn ngừa chứng thiếu máu

Nhờ chứa lượng vitamin C và vitamin B (còn gọi axit folic), quả gấc có tác dụng trong việc ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cũng như giảm thiểu các dấu hiệu liên quan đến bệnh này như chóng mặt, mệt mỏi, da tái xanh, hoa mắt, chán ăn,…

Giảm lượng cholesterol

Việc dùng gấc mỗi tuần còn giúp làm giảm bớt hàm lượng cholesterol trong máu, mang lại lợi ích cho những người đang có nồng độ cholesterol cao hoặc những ai có tiền sử bị bệnh về cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến, mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, chống các bệnh tim mạch, tai biến, tăng cường tuổi thọ.

Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

Do chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhất là sắc tố màu cam đỏ của quả gấc có đặc tính oxy hóa mạnh nên loại quả này có khả năng phòng ngừa các bệnh tim mạch ở người dùng.

Cải thiện thị lực

Với hàm lượng beta carotene, vitamin và nhiều khoáng chất khác, quả gấc còn mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe đôi mắt, nhất là tăng cường thị lực và phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể ở một số người.

Chống trầm cảm

Khi ăn gấc thường xuyên có thể sẽ khắc phục các dấu hiệu của bệnh trầm cảm, vì nó cung cấp nhiều chất khoáng như selen, vitamin và một số hợp chất thực vật khác có lợi cho sức khỏe của hệ thần kinh.

Ngăn ngừa lão hóa da

Các hợp chất trong quả gấc còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và duy trì làn da khỏe mạnh. Chúng kích thích sự hoạt động của các tế bào, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin để hỗ trợ làn da có độ đàn hồi tốt nhờ xây lại cấu trúc collagen dưới da cũng như ngăn ngừa nếp nhăn xuất hiện.

Ngoài ra, gấc còn có tác dụng phụ khi sử dụng quả gấc không đúng mục đích. Tránh ăn phải vỏ quả gấc vì có thể chứa một số thành phần gây độc cho sức khỏe. Tuy không dẫn đến việc tử vong nhưng có thể gây bất lợi cho sức khỏe hiện tại trong khoảng vài ngày.

Một phần của tài liệu ĐỒ án PHÁT TRIỂN sản PHẨM đề tài nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm siro gấc – chanh dây (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w