Nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với doanh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam (Trang 38 - 40)

1.2.1. Ý nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với doanh nghiệp xã hội xã hội

Sau thời kỳ đổi mới với sự phát triển nhanh và vững chắc của nền kinh tế, các mô hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần ngày càng phát triển. Bên cạnh các công ty hoạt động vì mục đích tối ưu hóa lợi nhuận thì mô hình công ty hoạt động mang tính vì cộng đồng, thực hiện trách nhiệm xã hội cũng bắt đầu manh nha ở Việt Nam. Các mô hình này luôn được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích thành lập và phát triển. Bởi lẽ đây là các loại doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao, giúp đỡ được nhiều người khó khăn trong xã hội.

Hiến pháp năm 2013 đã thừa nhận: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chính vì vậy, mọi thành phần kinh tế, mô hình doanh nghiệp đều được tạo điều kiện phát triển như nhau. Nền kinh tế thị trường là một cơ chế xã hội có tính hai mặt rất rõ ràng.một mặt cơ chế thị trường thúc đẩy các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân tìm cách tối ưu hóa sản xuất kinh doanh để thu được nhiều lợi nhuận. Mặt khác đây cũng là nơi khoảng cách giàu nghèo được phơi bày, việc đảm bảo các vấn đề về an sinh xã hội tối thiểu cho nhóm người kém sức cạnh tranh như người tàn tật, khó hòa nhập, các cộng đồng dân cư nghèo, vung sâu vùng xa…trở nên khó khăn, quá tải so với khả năng ngân sách nhà nước. Như đã phân tích ở trên, các DNXH ra đời và hoạt động như một lực lượng

33

cứu cánh cho các chính phủ trong sứ mệnh cùng các chính phủ “chung tay gánh vác cộng đồng”.

Mặc dù nền kinh tế nước ta vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi, một số lượng đáng kể các DNXH thực tế đã xuất hiện và có những đóng góp đáng kể cho cộng đồng Hiện nay ở nước ta có hơn 200 doanh nghiệp xã hội đang hoạt động, có một số doanh nghiệp xã hội rất nổi tiếng điển hình như: Zó Project bảo tồn nghề làm giấy Dó truyền thống, Koto - Trường đào tạo nghề nhân đạo đang sở hữu chuỗi nhà hàng ở Hà Nội và TP.HCM, trường Trung cấp Kinh Tế Hoa Sữa Hà Nội…[25]. Đó là những doanh nghiệp đi tiên phong và mang lại lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy vậy, trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời, các DNXH chưa được công nhận một cách chính thức, chỉ có hai cách tồn tại.

(i) Thành lập và hoạt động như doanh nghiệp truyền thống, gánh vác mục tiêu xã hội và phải làm đầy đủ các nghĩa vụ tài chính như doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận truyền thống.

(ii) Thành lập và tồn tại dưới dạng các quỹ, các tổ chức phi lợi nhuận, NGO,… hoạt động dựa vào tài trợ. Do đó, các doanh nghiệp này sẽ rất khó tồn tại lâu dài để đạt được mục tiêu.

Vì vậy, cần phải có quy định pháp luật đặc thù để điều chỉnh DNXH mà không dùng chung các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 đối với doanh nghiệp truyền thống.

Cho đến trước năm 2014 chưa có một hành lang pháp lý cụ thể nào để các doanh nghiệp này hoạt động. Điều này dẫn đến tư cách pháp lý, năng lực tổ chức và hoạt động, các vấn đề về tiếp nhận nguồn thu, nguồn tài trợ, phân bổ lợi nhuận, hoạt động xã hội của DNXH còn rất nhiều hạn chế. Yêu cầu đặt ra một cách cấp thiết là phải luật hóa quy định về doanh nghiệp xã hội, ban hành khung pháp lý về mô hình doanh nghiệp này để từ đó tạo cơ sở pháp lý

34

vững chắc cho loại hình doanh nghiệp này phát triển.

Cùng với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì DNXH đã được ghi nhận và bảo hộ lần đầu tiên trong Điều 10, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Đây là sự kiện pháp lý có ý nghĩa to lớn trong việc đặt các nền móng đầu tiên cho khung khổ pháp luật DNXH Việt Nam. Đồng thời cũng tạo điều kiện cơ bản cho việc tổ chức, hoạt động và quản lý đối với các DNXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam (Trang 38 - 40)