Về huy động và quản lý vốn đến từ nguồn tài trợ nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam (Trang 61 - 62)

Việc huy động vốn từ các nguồn tài trợ, trong đó có nguồn tài trợ từ nước ngoài là động lực chủ yếu cho việc hoạt động và phát triển của các DNXH ở Việt Nam hiện này. Theo quy định của Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì “Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của

doanh nghiệp” [18]. DNXH được phép nhận những khoản tài trợ từ các tổ

chức và cá nhân trong và ngoài nước để tiến hành các hoạt động xã hội. Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về Quy chế quản lý và sử dụng các nguồn

56

vốn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thì, đối với mỗi một khoản tài trợ phi chính phủ sẽ phải thành lập một ban quản lý dự án tương ứng ngay tại DNXH để quản lý nguồn tài trợ. Quy định như trên có ưu điểm là quản lý được một cách chặt chẽ các hoạt động nhận viện trợ, tài trợ từ nước ngoài. Nhưng mặt khác nếu làm như vậy sẽ tạo ra bộ máy quản lý doanh nghiệp trở nên cồng kềnh, phức tạp, kém tính năng động tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn và cũng trái với nguyện vọng của nhà tài trợ là trợ giúp vốn để DNXH đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Nên chăng đối với DNXH có tài trợ từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài chỉ cần có một bộ phận chuyên quản lý, giám sát tất cả các nguồn tài trợ và chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp trong việc sử dụng có hiệu quả những nguồn tài trợ này là hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)