Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam (Trang 40 - 44)

Trên thực tế, mô hình DNXH trên thế giới rất linh hoạt, được chia làm ba loại cơ bản: (1) DNXH phi lợi nhuận như các NGO, trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, hoạt động chủ yếu bằng những khoản tài trợ, các nguồn lực tự có để mở một số hoạt động kinh doanh; toàn bộ lợi nhuận thu được dùng để cải thiện điều kiện sống cho một cộng đồng, nhóm người nhất định thông qua hoạt động đào tạo, hướng nghiệp. (2) DNXH không vì lợi nhuận ngay từ đầu đã có sự kết hợp vững chắc giữa sứ mệnh xã hội và mục tiêu kinh tế, chủ yếu đăng ký hoạt động dưới các hình thức công ty (Công ty TNHH, Công ty CP) lợi nhuận thu được chủ yếu dùng để tái đầu tư hoặc mở rộng các hoạt động xã hội của doanh nghiệp. (3) Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận

thường hoạt động dưới các hình thức các tổ chức tài chính vi mô cung cấp bảo hiểm cho người thu nhập thấp như các quỹ tín dụng. Mục tiêu của các tổ chức này là làm ra lợi nhuận và dùng một phần đáng kể lợi nhuận để tái đầu tư cho hoạt động hoặc trợ cấp cho các đối tượng khó khăn để cho doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định bốn loại hình doanh nghiệp cơ bản: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hai chế độ trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu: trách nhiệm tài sản vô hạn (áp dụng cho chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp

35

danh công ty hợp danh), trách nhiệm tài sản hữu hạn (áp dụng cho thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ đông công ty cổ phần). Các nhà làm luật Việt Nam quan niệm rằng DNXH dù có mục đích thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu xã hội nhưng trước hết vẫn là doanh nghiệp. Do đó, chủ sở hữu khi thành lập phải lựa chọn một trong các mô hình được quy định trong Luật Doanh nghiệp để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư. Việc lựa chọn mô hình phù hợp là bước khởi đầu quan trọng cho mỗi nhà đầu tư, mô hình phù hợp với mục đích thành lập sẽ tạo tiền đề cho hoạt động của doanh nghiệp sau này.

Từ quy định của luật pháp Việt Nam cũng như của các nước có thể thấy rằng, DNXH là một loại hình doanh nghiệp xã hội đặc biệt, thể hiện mục đích xã hội của doanh nghiệp, chứ không thể hiện loại hình quản trị, tổ chức và hoạt động.

Pháp luật về doanh nghiệp xã hội là tập hợp các quy định do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện về thành lập, tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần của người kinh doanh nhằm mục tiêu đạt được cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế.

Tại thời điểm hiện tại, pháp luật về DNXH được nhìn nhận dưới góc độ pháp luật về doanh nghiệp nói chung và thuộc bộ phận cấu thành của pháp luật về kinh doanh thương mại ở Việt Nam. Như vậy, pháp luật về DNXH Việt Nam bao gồm:

- Các quy định trực tiếp về DNXH chứa đựng trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy định có liên quan đến tổ chức và hoạt động của DNXH như Luật Đầu tư, các luật thuế, Luật Thương mại,…

36

Khái niệm DNXH được quy định lần đầu tiên trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. Điều này là sự cụ thể hóa các quy định trước đó về doanh nghiệp xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xã hội. Đây là một chế định mới của Luật Doanh nghiệp. Hiện nay chưa có những quy định cụ thể về loại hình doanh nghiệp này. Như vậy có thể nói nội dung cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp xã hội chứa đựng hai vấn đề cơ bản, đó là: pháp luật về hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh và pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.

37

Tiểu kết Chương 1

Là kết quả của sự phối hợp giữa việc sử dụng mô hình, giải pháp kinh doanh để đạt được mục tiêu xã hội, vì lợi ích cộng đồng, DNXH chính cầu nối trong việc chia sẻ chức năng bảo đảm an sinh xã hội của Nhà nước với các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, góp phần giảm tải gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi ở nước ta, sự công nhận chính thức đối với DNXH trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 có ý nghĩa rất quan trong trong việc kết nối giữa khu vực nhà nước với khu vực tư nhân, là công cụ hữu hiệu để phát huy các sáng kiến xã hội, huy động các nguồn lực để giải quyết các nhu cầu của cộng đồng một cách bền vững, hiệu quả và thiết thực. Bên cạnh đó, sự ra đời của DNXH còn là định hướng cho việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao hiệu quả của đầu tư công.

Tuy nhiên, để phát huy sức mạnh của DNXH cần phải có một khung khổ pháp lý ổn định cho tổ chức và hoạt động của các DNXH, tạo điều kiện cho các sáng kiến xã hội được thực hiện thông qua các quy định rõ ràng nhưng thông thoáng về mô hình tổ chức và hoạt động của DNXH, các chính sách ưu đãi cụ thể của Nhà nước đối với loại hình này; và đặc biệt là rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để thành lập nên một hệ thống cơ quan trợ giúp và khuyến khích DNXH phát triển. Trong tương lai việc ban hành đạo luật riêng về hỗ trợ DNXH là vô cùng cần thiết.

38

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)