Về thực hiện chính sách phát triển đối với doanh nghiệp xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam (Trang 62 - 63)

Với khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề về nhu cầu an sinh xã hội trong cộng đồng, các DNXH xứng đáng được hưởng các ưu đãi để phát triển. Bởi vậy cần phải làm rõ những quy định về các mức ưu đãi đối với đầu tư thành lập DNXH, đặc biệt là chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường… theo quy định của pháp luật. Ngoài ra cần phải có chính sách miễn thuế thu nhập tương ứng với khoản lợi nhuận lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp giữ lại để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành chỉ có quy định: Miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định

57

của Luật Hợp tác xã. Hiện hành mới có Luật Giáo dục đại học quy định cụ thể về phần thu nhập không chia của cơ sở giáo dục đại học tư thục. Vậy việc xác định phần thu nhập không chia dùng để tái đầu tư của các cơ sở xã hội hóa trong khi các luật chuyên ngành chưa có quy định thì sao? Vậy việc tính thuế đối với phần thu nhập không chia của DNXH, hay việc xác định thu nhập không chia của các cơ sở xã hội hóa hiện hành và DNXH hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn, điều này cũng gây cản trở sự phát triển của loại hình DNXH theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam (Trang 62 - 63)