Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp xã hội) có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, một số ngành nghề Nhà nước giữ vị trí độc quyền thì doanh nghiệp sẽ bị hạn chế hoặc cấm kinh doanh. Sở dĩ Nhà nước giữ vị trí độc quyền trong một số ngành nghề để đảm bảo an ninh quốc phòng, điều tiết vĩ mô. Tuy nhiên, ở một số ngành nghề Nhà nước đang phải giữ vai trò chủ đạo bởi vì đó là lĩnh vực không hấp dẫn với khu vực kinh tế tư nhân (vì không mang lại giá trị kinh tế cao, lợi nhuận thu về thấp, ví dụ: ngành, lĩnh vực cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng và công ích như vệ sinh môi trường, cấp thoát nước, vận tải hành khách công cộng,…) thì doanh nghiệp xã hội là chủ thể phù hợp để Nhà nước chia sẻ “gánh nặng”. Bởi xét từ bản chất đến nghĩa vụ luật định, doanh nghiệp xã hội thích hợp để thay mặt Nhà nước kinh doanh một số ngành nghề đặc biệt. Với đặc điểm là tổ chức kinh tế phi lợi nhuận, quan trọng hơn là tổ chức bị ràng buộc bởi tỉ lệ phân phối lại lợi nhuận, doanh nghiệp xã hội có đủ năng lực để thực hiện ngành, nghề phục vụ lợi ích cộng đồng – điều mà doanh nghiệp thông thường không thể thực hiện được do hạn chế về vấn đề lợi nhuận.
Việc cho phép doanh nghiệp xã hội “đồng hành” với Nhà nước trong các ngành nghề, lĩnh vực công cộng hứa hẹn mang lại nhiều hữu ích. Dưới góc độ kinh tế, sẽ giúp Nhà nước tập trung được vốn để đầu tư phát triển ngành nghề trọng điểm của nền kinh tế, giải quyết được vấn đề đầu tư dàn trải, manh mún như hiện nay; dưới góc độ hành chính, Nhà nước giảm tải được số lượng lớn trách nhiệm quản lí tại một số doanh nghiệp. Vì vậy, việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp xã hội trong các ngành nghề đặc biệt là việc làm cần thiết. Chính phủ có thể xây dựng lộ trình với các mốc giới hạn mức độ tham gia của doanh nghiệp xã hội theo thời gian và
63
ngành nghề. Việc lựa chọn ngành nghề để mở rộng được sắp xếp theo ba tiêu chí: 1) tính chất, đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ có cần đến hay không cần đến vai trò của Nhà nước? Nếu cần duy trì thì tỉ lệ duy trì sở hữu nhà nước là bao nhiêu? 2) theo giới hạn về thời gian; 3) theo năng lực cạnh tranh