3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội
3.1.1. Xây dựng khung pháp luật đồng bộ cho doanh nghiệp xã hội hoạt động hoạt động
Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã đưa ra các tiêu chí để một tổ chức có thể trở thành doanh nghiệp xã hội bao gồm: (1) là doanh nghiệp được đăng kí thành lập theo quy định của luật này; (2) mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; (3) sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng kí.
Với quy định này, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không coi doanh nghiệp xã hội là loại hình doanh nghiệp đặc thù mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội được tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp: Công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,… Sự phân biệt giữa doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp thông thường chỉ thể hiện ở mục tiêu hoạt động và tỉ lệ phân phối lợi nhuận. Qua đó, nhà làm luật đã khẳng định rất rõ ràng bản chất của doanh nghiệp xã hội chính là doanh nghiệp hoạt động vì lợi ích chung cho cộng đồng, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trước tiên được dùng để giải quyết những vấn đề xã hội. Sự giới hạn về tỉ lệ phân phối lợi nhuận là minh chứng rõ nhất cho nghĩa vụ giải quyết các vấn đề cộng đồng của doanh nghiệp xã hội.
61
nghiệp năm 2014 bộc lộ vấn đề không hợp lí sau: Luật Doanh nghiệp năm 2014 tạo ra khoảng cách giữa doanh nghiệp xã hội theo luật định và “doanh nghiệp xã hội thực tế” đang tồn tại trên thị trường. Để trở thành doanh nghiệp xã hội thì điều kiện đầu tiên phải là doanh nghiệp. Tức là hình thức pháp lí của doanh nghiệp xã hội phải là một trong các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tuy nhiên, trên thực tế, theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương (CIEM), các tổ chức đang được gọi là doanh nghiệp xã hội không chỉ bao gồm doanh nghiệp mà còn được tổ chức dưới nhiều mô hình khác nhau như trung tâm, hiệp hội. Cách quy định “doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp” đã loại trừ một số tổ chức là “doanh nghiệp xã hội thực tế” được hình thành từ lâu và đang thực hiện những hoạt động vì cộng đồng như doanh nghiệp xã hội. Điều này đi ngược lại với tinh thần phát triển doanh nghiệp xã hội của Nhà nước.
Khi quy định về khái niệm doanh nghiệp xã hội, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới chỉ quy định doanh nghiệp xã hội là mô hình hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động vì cộng đồng. Điều này là hợp lí bởi sứ mệnh của doanh nghiệp xã hội không nhằm mục tiêu phát triển các mô hình kinh doanh mà là trách nhiệm, nghĩa vụ đối với xã hội. Nhà nước và cộng đồng đều được hưởng những lợi ích từ trách nhiệm này của doanh nghiệp xã hội, vì thế từ góc độ pháp lí, chúng ta không nên có những quy định hạn chế sự ra đời của doanh nghiệp xã hội hoặc loại trừ những tổ chức có mong muốn đóng góp cho xã hội. Trong tương lai, nếu không có những quy định hướng dẫn chuyển đổi mô hình hợp lí thì quy định của Luật Doanh nghiệp lại trở thành rào cản cho sự phát triển doanh nghiệp xã hội. Do vậy, điều cần thiết là các nhà làm luật cần phải tiếp tục làm rõ các tiêu chí nhận diện doanh nghiệp xã hội và có các hướng dẫn chi tiết nhằm khuyến khích sự phát triển của loại hình này.
62