Pháp luật về doanh nghiệp xã hội kể từ khi Luật Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam (Trang 46 - 58)

năm 2014 được ban hành

Năm 2014 là mốc thời gian quan trọng với cộng đồng doanh nghiệp xã hội khi lần đầu tiên doanh nghiệp xã hội được công nhận về mặt pháp lí. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã thừa nhận sự tồn tại của doanh nghiệp xã hội bằng một điều luật (Điều 10 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13). Theo quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Doanh nghiệp xã hội sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp xã hội còn có một số quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

- Duy trì mục tiêu và điều kiện về chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;

- Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

41

- Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

- Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

- Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội [18, Điều 10, Khoản 2].

Việc thừa nhận này đã tạo nên bước ngoặt mang tính thử thách cho cộng đồng doanh nghiệp xã hội Việt Nam. Nhưng vị trí pháp lý của doanh nghiệp xã hội đã thực sự vững chắc và tạo ra môi trường thuận lợi để doanh nghiệp xã hội phát triển bền vững hay chưa? Cho đến nay, các doanh nghiệp xã hội vẫn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 mà Luật này chưa có các quy định thuận lợi riêng cho các doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp phi lợi nhuận.

Cụ thể những nội dung cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp xã hội bao gồm các nội dung sau:

2.1.2.1. Quyền thành lập doanh nghiệp xã hội

Theo Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì DNXH “là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này”. Do vậy, chủ thể có quyền thành lập DNXH chính là chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp nói chung. Pháp luật Việt Nam qui định mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền được đăng kí thành lập doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trừ

42

những trường hợp cấm của pháp luật. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, khoản 2 Điều 18 quy định các đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng [18, Điều 18, Khoản 2].

43 Ngoài ra theo Luật Phá sản năm 2014:

Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản [19].

Như vậy, những cá nhân, tổ chức không rơi vào các quy định trong điều luật trên đều có thể thành lập doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xã hội nói riêng.

Về cơ bản, cùng với quyền tự do kinh doanh đã được quy định là quyền công dân trong Hiến pháp 2013, quyền tự do thành lập doanh nghiệp trong đó có DNXH được nhà nước thừa nhận và đảm bảo. Cùng với sự phát triển của các DNXH và những đóng góp to lớn của các DNXH đối với sự phát triển xã hội, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập DNXH có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Để đảm bảo sự phát triển của các DNXH như mọi loại hình doanh nghiệp khác, DNXH sẽ được hưởng những ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy của pháp luật.

Những chính sách, hỗ trợ của Nhà nước đối với các DNXH sẽ tạo tiền đề và động lực phát triển cho loại hình doanh nghiệp mới mẻ nhưng có tiềm năng phát triển này. Đồng thời cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các DNXH sẽ đóng góp ngược trở lại với xã hội, nhằm mục đích phục vụ chính sách phúc lợi, an sinh xã hội.

2.1.2.2. Mô hình tổ chức DNXH

44

bản: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hai chế độ trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu: trách nhiệm tài sản vô hạn (áp dụng cho chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh), trách nhiệm tài sản hữu hạn (áp dụng cho thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ đông công ty cổ phần). Doanh nghiệp xã hội dù có mục đích thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu xã hội nhưng trước hết vẫn là doanh nghiệp. Do đó, chủ sở hữu khi thành lập phải lựa chọn một trong các mô hình được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 để đăng kí với cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.

Về cơ bản mô hình tổ chức của DNXH vẫn tuân theo các mô hình điển hình được quy định cho doanh nghiệp nói chung được thể hiện trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. Đó là các mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, mô hình công ty cổ phần, mô hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Như trên đã phân tích ở doanh nghiệp xã hội tính chất đối vốn và đối nhân của mô hình này là không rõ ràng. Bên cạnh đó việc thể hiện quá trình tham gia vào quản lý của người dân, của nhóm hưởng lợi vào DNXH là thường xuyên xảy ra. Do đó, mô hình tổ chức của DNXH cần phải được xây dựng mang tính đặc thù riêng.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 tổ chức của doanh nghiệp theo mô hình nào thì sẽ có những thiết chế, những nội dung quản lý tương ứng. Số thành viên, ban quản lý, ban giám sát, cách phân chia lợi nhuận, phương thức quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp đều được quy định cụ thể. Về cơ bản, nếu không có gì đặc biệt, hoặc mang tính đặc thù riêng có của DNXH thì việc áp dụng các quy định của Luật Doanh nghiệp về các vấn đề như tên doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đối với DNXH là rất cần thiết.

45

đồng Anh ở Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng thì các DNXH hoạt động dưới nhiều hình thức tổ chức và địa vị pháp lý khá đa dạng, từ doanh nghiệp thông thường đến câu lạc bộ và hiệp hội. “Trung tâm” là hình thức phổ biến nhất đối với DNXH bởi nó có nhiều lợi thế về thủ tục pháp lý Việt Nam để thành lập, những hỗ trợ thuế và tiếp cận nguồn tài trợ. Ở đây, cũng cần lưu ý rằng trung tâm thường là hình thức hoạt động của các tổ chức NGO, dựa trên cơ sở thực hiện các dự án phát triển mà được hình thành. Theo khảo sát này thì DNXH tổ chức dạng Trung tâm có 55 trung tâm, dạng công ty có 50, dạng Hiệp hội, câu lạc bộ có 25 tổ chức, dạng HTX có 17 tổ chức. Điều này cho thấy cách thức tổ chức đa dạng của các DNXH ở Việt Nam hiện nay.

2.1.2.3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định về doanh nghiệp xã hội như sau: Doanh nghiệp xã hội không phải là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường, vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…) chỉ phân biệt ở mục đích phân phối và sử dụng lợi nhuận. Theo đó, Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này, mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Do đó, các thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội cũng giống như thủ tục đăng ký thành lập một doanh nghiệp thông thường. Do vậy, chủ doanh nghiệp xã hội lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào sẽ làm hồ sơ và thực hiện các thủ tục thành lập theo loại hình đó theo quy định của pháp luật. Riêng đối với doanh nghiệp xã hội, do phải đảm bảo được mục tiêu hoạt động và

46

phương án sử dụng lợi nhuận phải phù hợp với luật định nên cần thiết phải có các tài liệu, giấy tờ đảm bảo, chứng minh. Tuy nhiên hiện nay Luật Doanh nghiệp năm 2014 mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, Chính phủ chưa ban hành Nghị định để quy định cụ thể về doanh nghiệp xã hội cũng như điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội. Dựa vào những quy định chung về việc thành lập doanh nghiệp, sau đây là những thủ tục và một số điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp xã hội:

- Người thành lập doanh nghiệp phải có đầy đủ quyền công dân, không đang trong tình trạng thi hành án tù hoặc bị cấm tham gia vào hoạt động kinh doanh.

- Xác định loại hình doanh nghiệp xã hội muốn thành lập: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH…

- Có nguồn vốn điều lệ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

- Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động,… Biên bản họp hội đồng thành viên về việc thành lập doanh nghiệp.

- Nộp thuế đầy đủ (nếu có).

Về cơ bản, việc đăng ký thành lập DNXH được tiến hành theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với loại hình doanh nghiệp quy định nói chung. Bên cạnh đó, để nhằm phân biệt DNXH với các loại hình doanh nghiệp khác được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì tên gọi của DNXH cần phải được đặt theo quy định của pháp luật về vấn đề tên bị cấm, tên trùng, gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, yếu tố phân biệt doanh nghiệp xã hội và các doanh nghiệp thông thường khác về tên gọi đó chính là nên đặt tên có thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.

2.1.2.4. Quản trị doanh nghiệp xã hội

47

hẳn với các doanh nghiệp truyền thống về mục tiêu và bản chất. Tuy nhiên, hiện nay chưa có những quy định cụ thể nào về tổ chức và quản trị của DNXH. Điều này cũng cho thấy những điểm chưa hợp lý trong cách thức tổ chức quản trị của các DNXH hiện nay.

Chính vì lẽ đó, các quy định của pháp luật về quản trị doanh nghiệp thông thường được áp dụng cho quản trị DNXH và dựa trên hình thức tổ chức doanh nghiệp mà doanh nhân xã hội lựa chọn. Đối với trường hợp lựa chọn thành lập công ty cổ phần thì áp dụng chế độ quản trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật dành cho công ty cổ phần.

Theo quy định hiện nay, đối với các doanh nghiệp được thành lập theo mô hình công ty cổ phần thì công ty có các cơ chế chủ yếu như Hội đồng quản trị, Ban giám đốc hoặc Giám đốc, Ban Kiểm soát... Quyền hạn của các thiết chế này là có sự khác nhau và được quy định cụ thể trong luật. Điều này nhằm đảm bảo quá trình tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đảm bảo yếu tố kiểm soát, phân công lẫn nhau.

Đối với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty trách nhiệm hữu hạn có bộ máy quản trị về cơ bản là ít phức tạp hơn. Bộ máy bắt buộc bao gồm Hội đồng thành viên, giám đốc doanh nghiệp.

Nghiên cứu về quy định quản trị DNXH cho thấy, hiện nay chưa có quy định cụ thể nào mang tính chất riêng biệt chỉ áp dụng cho DNXH mà về cơ bản vẫn sử dụng các quy định áp dụng chung cho các loại hình công ty khác để áp dụng đối với DNXH được tổ chức và hoạt động theo mô hình đó. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, DNXH có những đặc điểm rất khác biệt về tổ chức và hoạt động, đặc biệt là yếu tố không tối ưu hóa lợi nhuận của các doanh nhân xã hội khi thành lập ra DNXH. Chính vì lẽ đó, việc pháp luật chưa quy định cụ thể về mô hình quản trị và hoạt động của DNXH là rất khó

48

khăn khi các DNXH hoạt động. Bởi vì đây là một mô hình doanh nghiệp mang tính chất đặc thù cao.

Quản trị DNXH có tính đặc thù cao, bởi lẽ không giống như các loại hình doanh nghiệp thông thường khác. DNXH có tính xã hội cao, thành lập và hoạt động không nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nhân. Chính vì vậy, việc quản trị doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng được các yêu cầu nhất đinh. Cụ thể như:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)