Nhóm giải pháp tăng cường nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN về

Một phần của tài liệu 2_ Luan an (Trang 152 - 154)

Tiến hành thanh tra kiểm tra việc chi trả các chế độ trợ cấp và việc cắt giảm các đối tượng hết thời hạn hưởng chế độ.

+ Cơ quan thực thi chính sách BHXH: Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thu nộp BHTN, cấp, quản lý sử dụng sổ BHTN; quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ trợ cấp BHTN; quản lý tài chính BHTN và chi trả các chế độ BHTN; quản lý chi hoạt động bộ máy.

Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHTN. Cần xây dựng hệ thống tổ chức từ cấp huyện, thị lên đến Trung ương, liên tục thường trực giải đáp kịp thời, thỏa đáng các khúc mắc, bức xúc của NLĐ đang làm việc và cả những người đã thôi việc. Những vấn đề có liên quan đến nhiều cơ quan cần phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra giải quyết kịp thời, đúng chế độ cho đối tượng.

Cần có các chế tài xử lý vi phạm về BHTN nghiêm khắc nhằm nghiêm trị các trường hợp chậm đóng, trốn đóng, thiếu đóng BHTN. Xem xét sửa đổi, bổ sung mức xử lý và cơ chế xử lý vi phạm pháp luật về BHTN. Cần tăng mức xử phạt để hạn chế tình trạng nợ đóng BHTN và ngăn chặn doanh nghiệp, NLĐ trục lợi BHTN. Do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra của BHXH còn hạn hẹp, mới chỉ dừng ở công tác kiểm tra, kiểm soát và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định. Các tổ chức kiểm tra thuộc hệ thống BHXH Việt Nam không có thẩm quyền xử phạt các đơn vị, cá nhân có vi phạm trong thực hiện chế độ BHXH, BHTN. Do vậy, cần cho phép thành lập thanh tra chuyên ngành về BHTN thuộc hệ thống BHXH để thanh tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHTN nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng vi phạm như hiện nay mà chưa có biện pháp xử lý triệt để, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho NLĐ tham gia và hưởng thụ chế độ BHTN một cách thuận lợi, đúng người, đúng đối tượng và đúng chế độ.

4.2.3 Nhóm giải pháp tăng cường nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN vềBHTN BHTN

Nghị quyết ĐH lần thứ XI của Đảng xác định: “Thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường; hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển biến mạnh về cải cách hành chính; đẩy

mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước”. Trên tinh thần đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về BHTN cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

-Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHTN

Trước hết là thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật về BHTN đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, với chi phí tuân thủ thấp, dựa trên hệ thống chính sách đã được hoạch định trong từng lĩnh vực phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường cải cách hành chính

Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trên tất cả các khâu trong thực hiện chính sách BHTN như thu BHTN, chi TCTN…Hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý Trung ương - địa phương trong thực hiện chính sách BHTN theo nguyên tắc cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên thực hiện những việc mà cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới làm không hiệu quả.

Trên cơ sở rà soát từng thủ tục, chi tiết đến từng thành phần hồ sơ và tiêu chí trên các mẫu biểu, tờ khai, BHXH cần cắt giảm hồ sơ, thủ tục, quy trình thực hiện của tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ từ thu, chi TCTN.

Bên cạnh việc thực hiện rà soát, cắt giảm TTHC cần chú trọng quan tâm đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện tin học hóa trong quản lý, giải quyết các chế độ chính sách BHTN. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng chính sách BHTN; giảm thời gian và tiết kiệm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính về BHTN.

- Tăng cường phối hợp giữa các ngành chức năng trong xây dựng và thực thi chính sách BHTN.

Tăng cường phối hợp giữa ngành Lao động và ngành BHXH nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện như ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế; phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn để nắm được số lao động và số đơn vị trên địa bàn; quản lý tốt đối tượng đang tham gia BHTN, mở rộng đối tượng tham gia; thực hiện thu đúng, thu đủ góp phần làm tăng nguồn thu, đảm bảo cho quỹ BHTN phát triển bền vững.

-Đẩy mạnh kết hợp các ngành liên quan trong việc phát hiện nguồn thu BHTN

+ Đối với ngành Lao động Thương binh và Xã hội: Tập trung công tác khảo sát thực hiện chính sách lao động, BHTN đồng thời xây dựng hình thức trao đổi thông tin giữa hai ngành để đảm bảo nắm chắc nguồn thu và tình hình thực hiện chính sách lao động và BHTN trong các doanh nghiệp.

+ Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tiếp tục hình thức trao đổi thông tin nắm chắc tình hình biến động các đơn vị trên địa bàn, thực hiện xác nhận tình hình thực hiện chính sách BHTN của các đơn vị.

+ Đối với Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất: Phối hợp kiểm tra việc thực hiện chính sách BHTN và phối hợp tuyên truyền pháp luật về BHTN cho người làm công tác BHTN trong các đơn vị hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

+ Đối với chính quyền đoàn thể địa phương: Việc gắn kết với UBND các quận huyện và phường xã, giúp cơ quan BHXH có thể kịp thời nắm bắt tình hình biến động của các doanh nghiệp.

Việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan QLNN có liên quan và chính quyền địa phương vừa giúp cơ quan BHXH nắm chắc nguồn thu, có điều kiện để hỗ trợ các cơ quan quan lý nhà nước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản nhà nước ở địa phương.

- Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội trong thực thi chính sách BHTN

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với BHTN cần phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nhất là tổ chức công đoàn với tư cách là bảo vệ quyền lợi NLĐ cần phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong thực thi chính sách BHTN.

Một phần của tài liệu 2_ Luan an (Trang 152 - 154)