Trên thế giới hiện nay không quốc gia nào là không bận tâm đến vấn đề phát triển, một trong những hệ quả của phát triển là nạn thất nghiệp, để đảm bảo xã hội phát triển toàn diện và bền vững đòi hỏi phải có những biện pháp nhằm giải quyết
tình trạng thất nghiệp, BHTN là một trong những biện pháp nhằm giải quyết tình trạng đó. Sự cần thiết phải tăng cường QLNN về BHTN xuất phát từ các lý do sau:
Một là, xuất phát từ tác hại của thất nghiệp
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế – xã hội, là vấn đề nan giải đối với mỗi quốc gia. Để khắc phục và đẩy lùi hiện tượng thất nghiệp các nước đã có nhiều biện pháp và chính sách cụ thể. Tuy nhiên lý luận và thực tiễn cho thấy, BHTN vẫn luôn được coi là chính sách hữu hiệu nhất trong giải quyết vấn đề thất nghiệp. Việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách này phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước.
Hai là, xuất phát từ đòi hỏi của sự phát triển nền KTTT định hướng XHCN
Đường lối phát triển nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước là một chủ trương xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Trong những năm qua, nền KTTT ở nước ta đang được hình thành một cách rõ nét và đồng bộ hơn. Sự phát triển của các thành phần kinh tế, các loại thị trường trở nên mạnh mẽ hơn bao giời hết. Cùng với sự phát triển các thành phần kinh tế, các loại thị trường thì Nhà nước đóng vai trò không thể thiếu nhằm giúp thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp của nền KTTT đã đặt ra nhiều thách thức như sự lựa chọn đào thải lao động của thị trường dẫn đến mất việc làm và thất nghiệp của NLĐ, sự biến động phức tạp của thị trường và sản xuất kinh doanh dẫn đến nhiều NLĐ bị thất nghiệp. Để bảo vệ lợi ích của NLĐ đòi hỏi Nhà nước cần tăng cường vai trò của mình hơn nữa trong việc hỗ trợ NLĐ bị mất việc làm - đó chính là thông qua chính sách BHTN. Tăng cường QLNN phải làm sao vừa quản lý, vừa kiểm soát được các hoạt động BHTN nhưng không làm hạn chế sự phát triển của kinh tế và xã hội. Trong đó vấn đề quản lý BHTN phải được tiến hành gắn liến với sự phát triển kinh tế, hài ḥòa với công bằng xã hội. Đây là những vấn đề hệ trọng và bức xúc nhất hiện nay trong việc QLNN đối với BHTN nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung. Tức là vấn đề tăng cường BHTN về BHTN không chỉ nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà còn nhằm vào mục tiêu
đảm bảo công bằng xã hội, trên cơ sở đó tạo nền tảng để phát triển bền vững. Vì vậy, tăng cường QLNN về BHTN là một yêu cầu cấp bách, tất yếu khách quan đặt ra từ chính đòi hỏi của nền KTTT. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam phát triển nền KTTT, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH thì vấn đề BHTN và QLNN về BHTN phải đặc biệt coi trọng.
Ba là, xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN do dân, vì dân.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN do dân, vì dân đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, tăng cường QLNN đối với BHTN là một mục tiêu nhằm hiện thực yêu cầu xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. Việc tăng cường QLNN đối với BHTN với mục đích tạo ra một cơ chế, chính sách đáp ứng nguyện vọng của NLĐ, đòi hỏi của xã hội, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ khi tham gia quan hệ lao động và quan hệ BHTN.
Tăng cường QLNN đối với BHTN là nhằm xác định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động và NLĐ, trách nhiệm của Nhà nước trong việc đóng quỹ BHTN và trách nhiệm của Nhà nước đối với hoạt động ASXH, trong đó có BHTN. Thông qua các quy định về BHTN làm phương tiện, công cụ để nhà nước quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát mọi quan hệ lao động, quan hệ BHTN.
Bốn là, xuất phát từ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế tác động mạnh mẽ tới toàn bộ hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam. Do vậy nhiều lĩnh vực, nhiều tổ chức, nhiều NLĐ bị lôi cuốn tham gia vào quá trình này. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, các loại thị trường của Việt Nam bị ảnh hưởng của toàn cầu hóa. Các loại thị trường trong nước sẽ có sự gắn kết hơn với thị trường quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực thì không ít những tác động tiêu cực dẫn đến những hệ lụy như mất việc làm và thất nghiệp tăng cao. Để hạn chế sự mất việc làm, thất nghiệp của NLĐ, và tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, nhất thiết Nhà nước phải có những giải pháp hỗ trợ NLĐ, trong đó
có chính sách BHTN. Và để nâng cao hiệu quả của chính sách BHTN thì nhà nước phải tăng cường quản lý công tác này.