Phương hướng hoàn thiện QLNN về BHTN ở nước ta đến năm 2025

Một phần của tài liệu 2_ Luan an (Trang 133 - 134)

Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị khóa XI về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác BHXH,BHYT giai đoạn 2012-2020 " đặt mục tiêu: Phấn đấu đếnnăm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia BHTN. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH và sửa đổi chính sách BHTN phù hợp với mục đích, ý nghĩa khi xây dựng chính sách BHTN, tránh hành vi lợi dụng sơ hở của chính sách để hưởng lợi.

Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu của Đảng về BHXH, phân tích thực trạng, xu hướng thất nghiệp và BHTN. Phương hướng hoàn thiện QLNN về BHTN như sau:

Một là, bảo đảm cho mọi đối tượng lao động được tham gia BHTN.

Thiết lập hệ thống chính sách BHTN đồng bộ, thống nhất, đảm bảo khuyến khích mọi đối tượng lao động tham gia BHTN và tạo điều kiện cho NLĐ hưởng TCTN một cách thuận lợi.

Hai là, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về BHTN trong mọi khâu, mọi cấp Trọng tâm nâng cao hiệu lực và năng lực quản lý của các, cấp ngành từ khâu hoạch định chính sách, tổ chức thực thi chính sách, thanh, kiểm tra thực hiện chính sách và tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật về BHTN. Nâng cao năng lực, hiệu lực của các ngành chức năng trong quản lý BHTN, nhất là ngành lao động và ngành BHXH.

Ba là, xây dựng quy trình thực hiện giải quyết chế độ BHTN, chi trả TCTN, hỗ trợ học nghề một cách khoa học, hợp lý.

Quy trình thực hiện phải phù hợp với thực tế để đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phân chia trách nhiệm các bên rõ ràng, tránh chồng chéo, tránh gây khó khăn cho NLĐ. Cụ thể là:

+ TTGTVL tổ chức thực hiện theo đúng quy trình thống nhất trong toàn hệ thống; cần xây dựng và hoàn thiện quy trình tư vấn, giới thiệu việc làm và thông tin về cung ứng lao động cho NLĐ bị thất nghiệp tại các phòng giao dịch của mình; tổ chức tốt các hoạt động của sàn giao dịch, thông tin thị trường lao động và dạy nghề ngắn hạn nhằm hỗ trợ NLĐ.

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện chế độ BHTN, tăng cường

phương tiện quản lý nghiệp vụ, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nhằm thực hiện tốt hơn các chế độ BHTN cho NLĐ.

Bốn là, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng lao động, NLĐ, giảm phiền hà, nâng cao chất lượng phục vụ.

Đầu tư phương tiện quản lý, áp dụng và khai thác triệt để vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý chế độ BHTN. Áp dụng công nghệ thông tin để tạo điều kiện cho lao động đến BHXH nhận tiền cũng có thể khai báo tìm kiếm việc làm hoặc đến TTGTVL cũng có thể nhận tiền TCTN để góp phần giảm việc đi lại giữa hai cơ quan quản lý chính sách BHTN của NLĐ.

Một phần của tài liệu 2_ Luan an (Trang 133 - 134)