Nâng cao nhận thức về vai trò QLNN về BHTN

Một phần của tài liệu 2_ Luan an (Trang 134 - 136)

BHXH nói chung và BHTN nói riêng là một sản phẩm không thể thiếu đối với NLĐ, gắn liền với sự phát triển bền vững của xã hội. Việc không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống BHXH, trong đó có BHTN được Đảng và Nhà nước ta đề cập rất rõ trong từng thời kỳ Đại hội Đảng và trong các chính sách của Nhà nước. Để chính sách BHTN thực sự có hiệu quả, trước hết là phải nâng cao nhận thức về vai trò QLNN đối với BHTN. Theo đó, cần tập trung vào các vấn đề sau:

Một là, cần có nhận thức rằng BHTN là một hoạt động dịch vụ công - một trong những chức năng quản lý của nhà nước.

KTTT càng phát triển, tăng trưởng ngày càng cao thì nguy cơ phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội càng lớn, nạn thất nghiệp gia tăng, tiềm ẩn bất ổn định xã hội càng lớn... Đây là quy luật trong giai đoạn đầu của phát triển. Do vậy, việc tăng cường QLNN đối với BHTN phù hợp là cơ sở để tạo ra sự ổn định xã hội, nói cách khác nó là một trong những phương thức thực hiện phát triển kinh tế

- xã hội một cách bền vững. Hệ thống BHTN hợp lý sẽ tạo ra sự đồng thuận xã hội, NLĐ yên tâm làm việc, không phải lo sợ với những cú sốc của thị trường lao động tạo ra, góp phần tăng trưởng, ổn định nền kinh tế.

Hai là, cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản của BHTN là mở rộng và thu hút mọi thành viên lao động của xã hội tham gia.

Việc mở rộng và thu hút mọi thành viên lao động của xã hội tham gia là đảm bảo tính bền vững của quỹ BHTN; đảm bảo tỉnh ổn định về cơ cấu tổ chức, bộ máy QLNN đối với BHTN; nó đảm bảo tính công bằng xã hội; đảm bảo quyền lợi của NLĐ và trách nhiệm của Nhà nước đối với NLĐ.

Ba là, tăng cường QLNN đối với BHTN là một việc làm đem lại lợi ích cho NLĐ, cho người sử dụng lao động và cho toàn xã hội.

QLNN đối với BHTN góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, giải quyết vấn đề tăng trưởng bền vững và những vấn đề xã hội phát sinh trong nền KTTT. Đồng thời nó thể hiện vai trò của nhà nước pháp quyền XHCN, trách nhiệm của nhà nước trong quản lý kinh tế - xã hội.

BHTN không chỉ thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với người sử dụng lao động và NLĐ mà chính bản thân người sử dụng và NLĐ còn được hưởng lợi từ chính sách BHTN, nó giúp người sử dụng vượt qua khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; NLĐ vượt qua khó khăn trong thời gian thất nghiệp và sớm tham gia vào thị trường lao động.

NLĐ là chủ thể quan trọng của hoạt động BHTN. Việc có mặt của NLĐ mới làm cho hoạt động BHTN trở thành một hoạt động trong xã hội. Nhận thức của NLĐ có ảnh hưởng tới việc thực hiện các văn bản luật về BHTN, việc thực thi các chính

sách BHTN. Hoạt động BHTN là hoạt động điều chỉnh các hành vi của các đối tượng BHTN. NLĐ là đối tượng hàng đầu trong hoạt động đó. Việc nâng cao nhận thức của NLĐ đối với hoạt động BHTN, một mặt giúp cho hoạt động BHTN được thực hiện một cách trôi chảy, mặt khác giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ.

Một phần của tài liệu 2_ Luan an (Trang 134 - 136)