Một số vấn đề đặt ra cần đƣợc tập trung nghiên cứu trong luận án

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 34 - 36)

luận án

Để CDCCLĐ nông thôn trong xây dựng nông thôn mới cần phải có những giải pháp hữu hiệu. Trên cơ sở phân tích thị trường lao động nông thôn và tình hình thực hiện chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn, đã hình thành khuyến nghị chính sách và tạo lập và phát triển thị trường tín dụng cho lao động nông nghiệp; CDCCKT trong phát triển KT-XH tại nông thôn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn đang thiếu công trình khoa học nghiên cứu toàn diện về chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới nói chung và ở tỉnh Thái Bình nói riêng. Các nghiên cứu lý luận đã có nhìn chung mới chỉ dừng lại ở mức gợi ý mang tính chủ trương và do đó chưa đề cập sâu đến CDCCLĐ nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình.

Về lý luận: Cần phải xây dựng khung lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn trong mối liên hệ tác động qua lại với xây dựng nông thôn mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói chung, tạo cơ sở khoa học cho phân tích ở từng địa phương như tỉnh Thái Bình nói riêng. Phân tích và làm rõ đặc thù của lao động nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình. Đánh giá tác động của xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở các huyện của tỉnh Thái Bình.

- Về thực tiễn: Cần phải thực hiện đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2017. Làm rõ kết quả xây dựng nông thôn mới tác động tới chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình. Qua đó, đề xuất phương hướng và giải pháp CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

Tóm lại, phát triển nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ có tầm quan trọng, vị trí đặc biệt, trọng yếu trong phát triển KT-XH nông thôn của mỗi quốc gia. Trên địa bàn quốc gia nói chung và từng địa phương cấp tỉnh nói riêng trong quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cần tập trung CDCCLĐ phù hợp. Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu. Bởi vì nông thôn ở Việt Nam nói chung và đặc biệt tại tỉnh Thái Bình nói riêng là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về thành phần kinh tế, về văn hoá, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của cộng đồng. Vì vậy, để phát huy, khai thác những tiềm năng sẵn có một cách hợp lý cho phát triển nông thôn bền vững và hiệu quả, bên cạnh những chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước, tỉnh Thái Bình rất cần những quyết sách phát triển nông thôn phù hợp trên cơ sở khoa học và sát thực tế từng địa phương. Trên cơ sở bước đầu tiếp cận các công trình nghiên cứu trên, luận án đã hệ thống hoá, phân tích, luận giải và đánh giá khái quát những kết quả nghiên cứu đã rõ. Từ đó, thấy được những vấn đề đã được làm sáng rõ, những vấn đề còn trống cả về lý luận và thực tiễn cũng như hướng nghiên cứu, tiếp cận dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị về chuyển dịch cơ cấu lao động trong qua trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w