Những thành tựu cơ bản về chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 111 - 114)

trong xây dựng nông thôn mới

Thứ nhất, theo phương diện ngành sản xuất kinh doanh, cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Những trình bày và phân tích trong tiết 3.2.1 ở trên cho thấy, trong những năm qua, đặc biệt kể từ khi Tỉnh triển khai thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, mặc dù lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn chiếm phần lớn trong tổng số lao động nông thôn, lao động trong ngành thuỷ sản tăng lên, song tổng số lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đang có xu hướng giảm mạnh cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng tổng số lao động nông thôn. Lao động công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng nhanh cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng tổng số lao động nông thôn. Lao động dịch vụ có xu hướng tăng cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng tổng số lao động nông thôn. Nếu như năm 2011 cơ cấu lao động theo ngành ở nông thôn của tỉnh là: lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 47,78%, lao động công nghiệp, xây dựng - 30,95%; lao động dịch vụ - 17,95%; thì đến năm 2016 đã đạt mức: lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản - 33,20%, lao động công nghiệp, xây dựng - 42,80%; lao động dịch vụ - 22,82%.

Xu hướng chuyển dịch lao động kể trên của toàn tỉnh cũng thể hiện tỷ lệ nhóm hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều tăng, trong khi đối với hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thì xu hướng ngược lại, điều đó chứng tỏ sự đa dạng về hoạt động kinh tế trong mỗi hộ và hiệu quả sản xuất của các ngành nghề công nghiệp - xây dựng và dịch vụ cao hơn hẳn so với các hoạt động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Đây là nguyên nhân làm cho số hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm nhanh, đồng thời số hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh tương ứng, đồng thời dẫn đến xu hướng giảm nhanh số hộ có kinh tế thuần nông. Điều đó có nghĩa

là, ngoài ngành sản xuất chính, các hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ở nông thôn đã tích cực khai thác các nguồn vốn và sử dụng số lao động dôi dư, thời gian nông nhàn để tổ chức thêm các hoạt động kinh tế phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; dần dần các ngành này trở thành ngành sản xuất chính của hộ. Đây là xu hướng khá phổ biến trong nông thôn - còn gọi là xu hướng "ly nông bất ly hương", góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn [15, tr.22-25].

Thứ hai, lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có xu hướng phân bổ hợp lý hơn theo địa bàn lãnh thổ, tạo thuận lợi cho khai thác những tiềm năng thế mạnh của từng địa phương cho phát triển KT-XH của từng địa phương cấp huyện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Trong thời gian qua quá trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương cấp huyện đã tạo ra thuận lợi về các điều kiện KT-XH và đặc biệt là kết cấu hạ tầng, chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, từ đó lao động của các địa bàn có thuận lợi về vị trí địa lý gần đô thị lớn và có các trục đường giao thông đã tập trung phân bổ cho phát triển công nghiệp, xây dựng, vận tải…, các địa phương có thế mạnh về phát triển thuỷ sản cũng có sự chuyển dịch lao động sang phát triển ngành này.

Thứ ba, trong quá trình xây dựng nông thôn mới trình độ lao động nông thôn không ngừng tăng lên, cơ cấu lao động nông thôn của tỉnh chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, giảm dần tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo.

Những kết quả tích cực trong chuyển đổi lao động đã có tác động tới tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho dân cư và có đóng góp đáng kể vào thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới cũng như phát triển KT-XH của tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đã tạo thuận lợi cho chuyển dịch hoạt động kinh doanh của các hộ nông thôn.

giảm. Cơ cấu hộ trong nội bộ các tiểu ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có thay đổi lớn theo hướng giảm tỷ lệ hộ thuộc ngành nông, lâm nghiệp và tăng tỷ lệ hộ thuộc ngành thuỷ sản. Số hộ tham gia sản xuất kinh doanh công nghiệp và xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy những ngành này phát triển. Nhờ chuyển dịch tích cực cơ cấu lao động nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Bình luôn đạt mức cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước, đồng thời thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hợp lý: tỷ trọng nông nghiệp trong GRDP của tỉnh giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GRDP của tỉnh tăng nhanh.

Những thành tựu về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và tác động của sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tới phát triển KT-XH trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình những năm qua là kết quả của sự nỗ lực chung của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn Tỉnh, đặc biệt là dân cư khu vực nông thôn. Nhờ sự chủ động, tích cực triển khai chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ, chính quyền Tỉnh, các chính sách, cơ chế thuận lợi cho phát triển nông thôn đã được ban hành sớm và nhanh chóng được triển khai thực hiện, đã tạo ra những thuận lợi rất lớn về môi trường đầu tư và điều kiện sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp từng bước được cơ giới hoá, từ khâu làm đất phục vụ gieo trồng cây hàng năm đến khâu vận chuyển vật tư phân bón ra đồng ruộng, và vận chuyển nông sản phẩm thu hoạch. Khoa học, kỹ thuật ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong sản xuất. Những cánh đồng mẫu lớn bước đầu áp dụng khoa học, kỹ thuật như mỗi cánh đồng chỉ thực hiện gieo trồng một loại giống mới, giống cho sản phẩm chất lượng và năng suất cao để có thể ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái; ứng dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap; thực hiện hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị…

Hiệu quả sản xuất không ngừng tăng lên… Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đã góp phần tích cực vào định hướng và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w