trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn địa phƣơng cấp tỉnh
Có nhiều những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn địa phương cấp tỉnh, bao gồm điều kiện tự nhiên; trình độ phát triển KT-XH nông thôn thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng kinh tế, kết cấu hạ tầng, thu nhập, việc làm, truyền thống văn hoá…; số lượng, chất lượng nguồn nhân lực nông thôn phản ánh quy mô, chất lượng dân số và lực lượng lao động; trình độ phát triển của giáo dục đào tạo; xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ và phân công lại lao động trong xây dựng nông thôn mới, cơ chế chính sách của địa phương đối với CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới…
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên. Mặc dù nông thôn là địa bàn lãnh thổ khác biệt so với thành thị, song điều kiện tự nhiên ở từng địa bàn nông thôn thường rất khác nhau biểu hiện ở sự khác nhau về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác. Những khác biệt về điều kiện tự nhiên của các địa bàn nông thôn khác nhau tạo ra những điều kiện sản xuất kinh doanh khác nhau đối với từng ngành trên từng địa bàn lãnh thổ. Những địa bàn lãnh thổ có lợi thế so sánh về đất đai để sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn sẽ tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tập trung cho lao động sản xuất
nông nghiệp quy mô lớn, đồng thời tạo thuận lợi cho nâng cao trình độ lao động, ngược lại những nơi địa hình phức tạp, điều kiện tự nhiên về khí hậu, nguồn nước khắc nghiệt sẽ đòi hỏi phải có cơ cấu kinh tế khác và cơ cấu lao động khác phù hợp…
Thứ hai, trình độ phát triển KT-XH nông thôn thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng kinh tế, kết cấu hạ tầng, thu nhập, việc làm, truyền thống văn hoá… Những địa bàn nông thôn có trình độ phát triển kinh tế cao hơn sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng hợp lý bởi lẽ vừa có điều kiện về nguồn lực tài chính cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, vừa có những thuận lợi về kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư phát triển ngành nghề, phát triển nhân lực, thu hút lao động… từ đó tạo ra thuận lợi lớn hơn cho chuyển dịch cơ cấu lao động.
Thứ ba, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực nông thôn phản ánh quy mô, chất lượng dân số và lực lượng lao động; trình độ phát triển của giáo dục đào tạo; xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ và phân công lại lao động trong xây dựng nông thôn mới… có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Những địa bàn tập trung đông về dân số và nguồn lao động sẽ có thuận lợi hơn trong phân bổ lại lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động so với những địa bàn nông thôn có mật độ dân cư và lao động thấp. Minh chứng là thông thường các vùng nông thôn đồng bằng tập trung đông dân cư và nguồn lao động có cơ cấu lao động hợp lý hơn và chuyển dịch nhanh hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới so với những vùng sâu, vùng xa vùng hẻo lánh, nơi có mật độ dân cư và lao động thấp. Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn và theo ngành. Điều kiện để sức lao động có thể tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác trước hết là trình độ của người lao động phải đạt mức có thể thực hiện hoạt động lao động trong nhiều ngành nghề khác nhau. Do đó, đối với
nguồn lao động nông nghiệp chưa có kỹ năng lao động công nghiệp và dịch vụ thì rất khó có thể chuyển đổi lao động và góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong xây dựng nông thôn mới…
Thứ tư, cơ chế chính sách đúng đắn của địa phương đối với CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo động lực đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ ở nông thôn theo hướng hợp lý. Quá trình CDCCLĐ nông thôn được thực hiện trực tiếp trước hết bởi các chủ thể sản xuất kinh doanh ở nông thôn từ cấp độ từng người lao động đến các hộ gia đình, doanh nghiệp… Đối với từng chủ thể kể trên, động lực chủ yếu để tham gia tích cực vào CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới là lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Những lợi ích đó không những gắn với từng chủ thể sản xuất kinh doanh mà còn được thực hiện trong mối quan hệ giữa các chủ thể với nhau dựa trên sự phát triển của phân công lao động trong nền kinh tế thị trường.
Đối với từng người lao động nông thôn, việc chuyển đổi việc làm, nâng cao trình độ chuyên môn phải mang lại lợi ích thiết thực là nâng cao thu nhập, mức sống, đồng thời phải có các điều kiện thuận lợi để thực hiện những hoạt động đó. Chính quyền địa phương cấp tỉnh là nhân tố đặc biệt quan trọng trong tạo ra những điều kiện cho CDCCLĐ theo hướng hợp lý, tiến bộ thông qua hoạt động quản lý nhà nước bao gồm đảm bảo sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn Tỉnh thông qua thực thi các thể chế cần thiết cho hoạt động của các chủ thể trực tiếp thực hiện CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới; định hướng hoạt động CDCCLĐ thông qua công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và các cơ chế chính sách tạo lập, phân bổ nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; kiểm tra đánh giá kết quả CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới… Những cơ chế chính sách của địa phương về xây dựng nông mới tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc làm mới với thu nhập cao, đồng thời hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn gắn với
việc làm mới thì sẽ có tác động khuyến khích mạnh mẽ từng cá nhân người lao động nông thôn tự chuyển đổi việc làm, hướng tới lựa chọn những ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn, hoặc tăng cường chuyên môn hóa, ứng dụng tiễn bộ công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc làm mới có thể được tạo ra bởi hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp mới ở nông thôn, do đó những cơ chế chính sách của địa phương tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở nông thôn không những mang lại cho các doanh nghiệp lợi ích kinh tế mà còn cho người lao động nông thôn, từ đó sẽ thúc đẩy CDCCLĐ theo hướng hợp lý trong xây dựng nông thôn mới.
Để khuyến khích đầu tư vào phát triển nông thôn, chính quyền địa phương cần có quy hoạch rõ ràng minh bạch về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, phát triển ngành nghề, sử dụng đất… các cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp như hỗ trợ tập trung ruộng đất cho sản xuất quy mô lớn, hỗ trợ đào tạo, bổi dưỡng nhân lực, hỗ trợ giải quyết việc làm cho những người dân, hộ giá đình nông thôn bị thu hồi đất… đơn giản hóa, minh bạch hóa thủ tục hành chính về đăng ký đầu tư, sản xuất kinh doanh… cung cấp đầy đủ thông tin và giảm thiểu chi phí giao dịch cho các chủ đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội nông thôn…