Vai trò của chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 46 - 49)

trung vào tạo việc làm cùng các điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh tại chỗ, thay vì di chuyển lao động tới các địa bàn khác.

2.1.3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới thôn mới

Với tư cách là yếu tố chủ động, sáng tạo của quá trình sản xuất và tái sản xuất trong xây dựng nông thôn mới, nguồn lao động có cơ cấu phù hợp là điều kiện thuận lợi cho xây dựng nông thôn mới. Nguồn lao động có cơ cấu phù hợp cho xây dựng nông thôn mới được tạo lập thông qua sự chuyển dịch hợp lý của cơ cấu lao động, do đó chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý có vai trò đặc biệt quan trọng, là phương thức phát huy hiệu quả nhân tố con người trong xây dựng nông thôn mới. Vai trò đó được biểu hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý tạo lập nguồn nhân lực phù hợp về số lượng, chất lượng và cơ cấu làm tiền đề để phát triển nhanh từng ngành, địa bàn của kinh tế nông thôn. Mỗi ngành kinh tế ở nông thôn đều phát triển dựa trên những điều kiện hiện có và sự gia tăng, hoàn thiện của các yếu tố của quá trình tái sản xuất. Nguồn lao động đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có cơ cấu hợp lý luôn là điều kiện để thực hiện hiệu quả quá trình tái sản xuất. Cơ cấu lao động hợp lý là kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Do đó, để phát triển từng ngành nghề ở nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới phải có những tiền đề phù hợp về nguồn lao động thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.

Thực tế cho thấy khi nguồn lao động phù hợp với các yêu cầu của ứng dụng công nghệ mới trong ngành nông nghiệp thì những công nghệ mới đó từ chọn, lai tạo giống, đến ứng dụng các thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản, thì hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp sẽ tăng lên trên cơ sở không ngừng nâng cao năng suất lao động. Nguồn lao động như vậy không những cần phải đủ về số lượng, mà đặc biệt phải có chất lượng cao, do đó cơ cấu lao động, trong đó bộ phận lao động chất lượng cao có xu hướng ngày càng tăng lên, là điều kiện để phát triển nhanh từng ngành và tiểu ngành trong kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ đó CDCCLĐ trở thành một trong số những yếu tố quyết định của phát triển kinh tế của từng ngành nghề nông thôn, gia tăng sự đóng góp vào sản xuất giá trị gia tăng của từng ngành và toàn bộ kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý không những là yếu tố quyết định nội dung, tốc độ, chất lượng phát triển của từng ngành kinh tế nông thôn, mà còn góp phần đặc biệt quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý tạo lập nguồn nhân lực phù hợp về số lượng, chất lượng và cơ cấu làm tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình xây

dựng nông thôn mới. Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới trước hết phải hướng tới phát triển kinh tế nông thôn thông qua phát triển lực lượng sản xuất theo ngành và theo lãnh thổ. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý thể hiện việc cung cấp cho quá trình tái sản xuất trong từng ngành, địa bàn ở nông thôn lực lượng lao động đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và phù hợp về cơ cấu để khai thác hiệu quả những tiềm năng hiện có về điều kiện tự nhiên, con người, công nghệ thúc đẩy CDCCKT theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thông thường, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nguồn lao động trong nông nghiệp có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp có tác động không ngừng làm tăng năng suất lao động của sản xuất nông nghiệp, đồng thời tạo ra xu hướng giải phóng lao động nông nghiệp, do đó nguồn lao động trong nông nghiệp sẽ từng bước vận động theo xu hướng giảm xuống cả về tương đối và tuyệt đối. Sự giảm sút tương đối của tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động nông thôn được phản ánh trước hết trong thời kỳ đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

Lợi ích kinh tế của các chủ thể sản xuất nông nghiệp trước hết được thực hiện trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thông qua sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có, kể cả nguồn lao động, do đó mặc dù năng suất lao động nông nghiệp dần tăng lên song hành với tiết kiệm và giải phóng lao động và nguồn lao động nông nghiệp được giải phóng dần trở nên dư thừa và tạo nguồn cho các ngành khác thu hút, sử dụng, tuy nhiên số lượng tuyệt đối của lao động nông nghiệp có thể chưa giảm ngay do thường xuyên được bổ sung bằng nguồn lao động mới từ mức tăng dân số tự nhiên tương đối cao ở nông thôn.

Khi nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao hơn với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn làm tăng nhanh cầu về lao động cho các ngành này, đồng thời năng suất lao động trong nông nghiệp cũng tăng nhanh hơn làm cho tốc độ giải phóng lao động nhanh hơn và với xu hướng tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn giảm thì số lượng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động nông thôn sẽ giảm cả về tuyệt đối và tương đối, số lượng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng tuyệt đối và tương đối, từ đó đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý trong xây dựng nông thôn mới là quá trình tạo ra những việc làm mới cho lao động nông thôn với mức thu nhập ngày càng cao, do đó không những thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn mà còn tạo điều kiện góp phần giải quyết hiệu quả những vấn đề xã hội cơ bản ở nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w