thôn mới cho tỉnh Thái Bình
Qua nghiên cứu CDCCLĐ của một số địa phương ở trên, có thể rút ra bài học cho CDCCLĐ ở tỉnh Thái Bình như sau:
Thứ nhất, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ để thúc đẩy CDCCLĐ theo ngành gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.
Từ việc nghiên cứu những kinh nghiệm thực tiễn về CDCCLĐ tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc ở trên, để tìm được hướng đi có hiệu quả trong quá trình CDCCLĐ, Thái Bình cần coi trọng đẩy mạnh CDCCLĐ theo hướng tăng tỷ trọng và giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt, quá trình CDCCKT ngành phải gắn với tạo việc làm và CDCCLĐ, để đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho phát triển của mỗi ngành.
Tỉnh Thái Bình cần tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, trong đó cần tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ - thuật trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp tập trung, Khu kinh tế ven biển đã được tỉnh phê duyệt. Đồng thời, có những biện pháp tạo thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp, góp phần lao động, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, đặc biệt đối với những đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất, góp phần ổn định xã hội nông thôn.
Quá trình CDCCLĐ phải gắn với thực hiện giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Khuyến khích các hộ nông nghiệp chuyển sang hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, thương mại - dịch vụ. Trong CDCCLĐ cần đặc biệt chú trọng bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống để thu hút và giải quyết việc làm. Giảm lao động nông nghiệp cùng với tăng hiệu quả sử dụng thông qua chuyển đổi lao động thuần nông, năng suất thấp sang các ngành nghề có năng suất và giá trị kinh tế cao.
Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề, gắn với quy hoạch phát triển ngành trong xây dựng nông thôn mới
Đào tạo nghề phải thực sự hướng tới nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động nông thôn. Kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phương nói trên cho thấy, trong quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cần tổ chức hướng dẫn chuyển đổi nghề, đào tạo và đào tạo lại nghề cho lao động bị thu hồi đất. Cần khuyến khích các doanh nghiệp thu hút nguồn lao động tại chỗ. Tăng
cường cung cấp thông tin tuyển dụng việc làm cho người lao động, tạo thuận lợi cho họ có thể chủ động lựa chọn ngành nghề cần được đào tạo, nâng cao khả năng tự chuyển đổi nghề tại chỗ hoặc chuyển sang làm việc tại các ngành, các địa phương khác.
Thứ ba, tăng cường thúc đẩy thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Kinh nghiệm thực tiễn của tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy hiệu quả không nhỏ của thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn nông thôn của tỉnh. Do đó, Thái Bình cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đồng thời chú trọng tổ chức đào tạo phát triển nguồn lao động đón đầu dự án để tăng cường khả năng tạo việc làm mới cho người lao động. Để thực hiện hiệu quả biện pháp này cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin dự báo về đầu tư, dự báo về lao động, về việc làm theo hướng kết nối chặt chẽ với nhau để tạo thuận lợi cho các chủ thể liên quan thuận lợi phối hợp trong đào tạo.
Thứ tư, chú trọng vận dụng linh hoạt các chính sách liên quan đến chuyển dịch CCLĐ theo hướng phù hợp với đặc thù của từng địa phương.
Những nội dung chủ yếu bao gồm: Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình xây dựng các khu, cụm công nghiệp thông qua cam kết của các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại địa phương về thu hút lao động vào làm việc tại doanh nghiệp. Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động tại chỗ, tạo thuận lợi cho giải quyết việc làm đối với lao động dư thừa trong nông, lâm nghiệp. Cung cấp những thông tin cần thiết về lao động, việc làm cho các hộ dân mất đất.
Thứ năm, đảm bảo CDCCLĐ góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH; nâng cao năng suất lao động xã hội, giải phóng sức lao động và đảm bảo việc làm đầy đủ cho lực lượng lao động trong độ tuổi trong quá trình xây dựng nông thôn mới. CDCCLĐ phải được thực hiện phù hợp với CDCCKT ngành
trên địa bàn nông thôn trên cơ sở khai thác những tiềm năng về phát triển ngành thuỷ sản và công nghiệp chế biến nông sản, tận dụng nguồn nhân lực dồi dào tại địa phương. Knh nghiệm của tỉnh Hà Nam về CDCCLĐ trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cho thấy kết quả CDCCLĐ phải góp phần đảm bảo thực hiện an sinh xã hội, ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Từ thực tế xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới tại các quốc gia và địa phương trong nước có thể học hỏi nhiều bài học kinh nghiệm quý như: chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới thực chất là sự cụ thể hoá thực hiện nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương.
Phải thực sự phát huy vai trò làm chủ thể của người dân. Việc tuyên truyền, vận động phải làm cho dân hiểu, dân tin, làm cho nhân dân, đặc biệt là nông hưởng ứng, tích cực thu hút sự tham gia bàn bạc, hiến kế về cách thức, đóng góp các nguồn lực và chủ động giám sát thực hiện các nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, vai trò quản lý nhà nước của chính quyền, sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể.
Chƣơng 3