Giải pháp tiếp tục hợp lý hóa sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn phù hợp với điều kiện cụ

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 128 - 130)

hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương trên địa bàn tỉnh

Để thúc đẩy quá trình CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình theo hướng giảm lao động nông nghiệp trước hết phải phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại bởi lẽ chỉ có tăng năng suất lao động của sản xuất nông nghiệp thì mới có thể giải phóng lao động từ sản xuất nông nghiệp cho sự phát triển của các ngành khác. Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn cần phải có điều kiện tiên quyết về đất đai với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Xét theo điều kiện tự nhiên hiện có của Tỉnh về phát triển nông nghiệp và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo địa bàn các địa phương trong Tỉnh, cần phải nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp theo ngành và theo địa bàn, trong đó cần quy hoạch rõ các vùng chuyên canh cho sản xuất nông sản hàng hóa tập trung quy mô lớn.

Thứ nhất, đối với các địa phương ven biển (với 20 xã) phải tập trung phát triển thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn với những giống thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên hiện có của từng địa phương. Trong phát triển thủy sản cần thực hiện các biện pháp cụ thể:

Một là, quy hoạch phát triển thủy sản phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá phân tích khoa học về tiềm năng của từng địa phương và xu thế của thị trường thủy sản trong nước, khu vực và thế giới, gắn quy hoạch nuôi trồng thủy sản với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến thủy sản và dự báo về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong xây dựng quy hoạch cần thu hút sự tham gia góp ý rộng rãi không những từ các chuyên gia, mà cả từ các chủ thể sản xuất kinh doanh thủy sản và dân cư trong vùng quy hoạch

Hai là, để đảm bảo thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản cần phải thực thi các chính sách hỗ trợ hợp lý đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh thủy sản đúng quy hoạch, đặc biệt là các hỗ trợ về thủ tục pháp lý, nguồn vốn, khoa học công nghệ, nhân lực, thị trường…

Ba là, khuyến khích phát triển các mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản hiệu quả và hỗ trợ phát triển các mối quan hệ liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh thủy sản

Bốn là, thực hiện các biện pháp hỗ trợ đầu tư phát triển phương tiện đánh bắt hải sản công suất lớn.

Năm là, khuyến khích liên kết phát triển sản xuất kinh doanh thủy sản với phát triển du lịch biển tại những địa phương có điều kiện thuận lợi như Cồn Vành, Cồn Đen… kết hợp với du lịch tâm linh chùa Keo, đền Trần…

Thứ Hai, đối với các địa phương khác cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung quy mô lớn trong các ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Đối với ngành trồng trọt, phải tiếp tục hoàn thiện quy hoạch sản xuất lúa và các loại cây trồng khác có tiềm năng như ngô, rau, củ, quả theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Để thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt theo hướng sản xuất lớn cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp thúc đẩy tập trung ruộng đất không những thông qua dồn điền, đổi thửa mà còn phải thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nông

thôn, đồng thời hỗ trợ hình thành những chuỗi giá trị cơ bản trong phát triển những sản phẩm chủ yếu của ngành trồng trọt, mà trước hết là xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo của tỉnh Thái Bình. Chủ thể của quá trình phát triển sản xuất hàng hóa lớn trong ngành trồng trọt phải là các trang trại lớn, các hợp tác xã và các doanh nghiệp, do đó cần có biện pháp khuyến khích các hộ nông dân kinh doanh kém hiệu quả trong ngành trồng trọt chuyển đổi nghề nghiệp, giải phóng quy đất nông nghiệp cho các chủ thể kinh doanh hiệu quả.

Đối với ngành chăn nuôi cần tiếp tục phát triển các ngành có lợi thế đã được kiểm chứng như chăn nuôi lợn. Cần tiếp tục khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại quy mô lớn đảm bảo các tiêu chuẩn của VietGAHP gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w