Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 51 - 53)

bồi dưỡng và phát triển nhân lực nông thôn, thực hiện các chính sách cơ chế và biện pháp khuyến khích quá trình đào tạo và tự đào tạo đối với người lao động, đồng thời khuyến khích các chủ thể kinh tế nông thôn ứng dụng công nghệ mới như phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ bảo quản hiện đại sau thu hoạch, phát triển công nghiệp chế biến nông sản với sử dụng những công nghệ chế biến sâu, hiện đại cùng những dịch vụ cho sản xuất và đời sống ở nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

2.2.2. Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới dựng nông thôn mới

Xuất phát từ những nội dung cơ bản của chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới, các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới bao gồm các tiêu chí về sự thay đổi của cơ cấu lao động nông thôn và các tiêu chí đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động tới những kết quả của quá trình xây dựng nông thôn mới.

Những tiêu chí đánh giá sự thay đổi của cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới bao gồm:

Thứ nhất, sự thay đổi về tỷ trọng lao động nông thôn theo ngành, bao gồm sự thay đổi về tỷ trọng của lao động nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Kết quả CDCCLĐ trong xây dựng nông thôn mới trước kết phản ánh xu hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp và tăng tỷ trọng của lao động công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các tiêu chí đánh giá sự thay đổi của cơ cấu lao động nông thôn trong nội bộ từng tiểu ngành của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Ví dụ như: sự thay đổi

về tỷ trọng của lao động nông nghiệp theo nghĩa hẹp (lao động trồng trọt, chăn nuôi), lao động lâm nghiệp, lao động thủy sản, lao động diêm nghiệp trong tổng số lao động nông nghiệp theo nghĩa rộng ở nông thôn.

Thứ hai, mức độ thay đổi của cơ cấu lao động nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trong quan hệ so sánh với mức độ thay đổi cơ cấu lao động của từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc gia theo phương diện ngành và theo phương diện trình độ chuyên môn.

Thứ ba, sự thay đổi của tỷ trọng lao động theo trình độ chuyên môn trong xây dựng nông thôn mới theo hướng tăng tỷ trọng lao động trình độ cao, giảm tỷ trọng lao động trình độ thấp. Trên thực tế, việc xác định và phân biệt lao động trình độ cao hay thấp là việc vô cùng khó khăn, do đó, cho đến nay việc phân biệt trình độ lao động chủ yếu căn cứ vào các tiêu chí như tỷ lệ phần trăm của số lượng lao động đã qua đào tạo, lao động chưa qua đào tạo; lao động đã qua đào tạo với các mức độ: có văn bằng chứng chỉ, chưa có văn bằng chứng chỉ; trình độ từ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ… trong tổng số lao động nông thôn.

Những tiêu chí đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tới kết quả xây dựng nông thôn mới biểu hiện thông qua nhiều chỉ tiêu tuỳ theo cách tiếp cận. Thông thường có thể sử dụng các tiêu chí đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến phát triển nông thôn theo hướng bền vững, bao trùm theo các phương diện về kinh tế, xã hội, môi trường.

Về kinh tế, tiêu chí đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tới kết quả xây dựng nông thôn mới biểu hiện tăng trưởng của từng ngành, vùng lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời có thể sử dụng bổ sung các chỉ tiêu như kết quả thu hút đầu tư vào phát triển nông thôn, sự gia tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu, đóng góp ngân sách của ngành nghề, địa phương dưới tác động chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn…

Về xã hội, tiêu chí đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tới kết quả xây dựng nông thôn mới biểu hiện thông qua những chỉ tiêu về tạo việc làm, gia tăng thu nhập cho lao động nông thôn, giảm nghèo bền vững…

Về môi trường, tiêu chí đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tới kết quả xây dựng nông thôn mới biểu hiện thông qua các kết quả bảo vệ môi trường sinh thái về không khí, nguồn nước, xử lý chất thải…

Một phần của tài liệu Luận án Hà Tiến Thăng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w