Tính pháp quyền

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Hồng Sơn (Trang 56 - 57)

Nhà nước là cơ quan quyền lực công, đại diện cho lợi ích của giai cấp và của xã hội theo định hướng chính trị của giai cấp mình. Thông qua việc thiết lập bộ máy quyền lực của mình, nhà nước thực hiện việc quản lý đối với xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh tế, với các nội dung chủ yếu sau: (i) Xác lập khuôn khổ pháp luật cho nền kinh tế hoạt động, bao gồm các luật cơ bản như: luật về chế độ sở hữu kinh tế, luật doanh nghiệp và luật kinh doanh, luật về cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, luật về việc làm, luật về hàng hóa, dịch vụ công cộng,…(ii) Kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật trong hoạt động kinh tế, bao gồm: luật công chức, viên chức nhà nước, luật tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước, luật ngân sách nhà nước, luật sử dụng các quỹ dự trữ của nhà nước, luật phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; luật hành chính về các hoạt động liên quan đến kinh tế (chống thất thu thuế, chống buôn lậu, chống các hành vi phi văn hóa và đạo đức trong kinh doanh …). Để bảo đảm quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh theo pháp luật, chức năng quản lý kinh tế của nhà nước thể hiện tính pháp quyền - quyền lực công của chủ thể quản lý (đặc biệt) trong các mối quan hệ và hoạt động kinh tế. (iii) Thực hiện, sử dụng, áp dụng pháp luật bắt buộc các cá nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phải tuân thủ các quy định pháp luật về kinh tế và pháp luật khác có liên quan. (iv) Sử dụng phương pháp pháp chế (chủ yếu điều chỉnh bằng các luật hành chính, kinh tế và dân sự): áp dụng các chế tài, cưỡng chế bắt buộc thi hành đối với các hành vi vi phạm quy định pháp luật về kinh tế và pháp luật khác có liên

quan, bảo đảm an ninh kinh tế - xã hội, cũng như các mối quan hệ và hoạt động kinh tế theo một trật tự đã được quy định bằng pháp luật.

Theo Hiến pháp năm 2013, Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN và do đó mọi quy định pháp luật - trong đó, có pháp luật về kinh tế, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế - phải phù hợp với Hiến pháp, cũng như “Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý” và phải “Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về kinh tế”.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Hồng Sơn (Trang 56 - 57)