Phương pháp tài phán

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Hồng Sơn (Trang 73 - 74)

Phương pháp tài phán là cách thức nhà nước sử dụng các cơ quan tư pháp phán xét, phân xử trên cơ sở đánh giá các xung đột, tranh chấp kinh tế mang tính pháp lý để có quyết định và biện pháp xử lý thích hợp.

Ở nước ta, cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp áp dụng phương pháp này chủ yếu là Tòa án, bên cạnh đó còn có một số cơ quan nhà nước khác như Viện Kiểm sát.

Ngoài hệ thống tư pháp, còn có thiết chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại hành chính liên quan đến kinh tế (tài phán hành chính) thuộc hệ thống hành pháp, với đối tượng xét xử là các tranh chấp liên quan đến luật công, giữa một bên là Nhà nước (hoặc cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của Nhà nước) và một bên là các cá nhân công dân. Việc xét xử hành chính là biện pháp kiểm tra, giám sát hữu hiệu đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, và các cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước để từ đó hạn chế các biểu hiện tiêu cực như tình trạng lạm quyền, lộng quyền, trốn tránh trách nhiệm.

Ở đây, phương pháp tài phán được xem xét và đánh giá dưới góc độ Tòa án thực hiện quyền tư pháp trong vai trò là cơ quan xét xử, bảo vệ công lý và trong thiết lập thể chế, vai trò của công dân và sự phản biện từ người dân trong quá trình giám sát các cơ quan công quyền thực sự quan trọng.

Tóm lại, mỗi phương pháp nêu trên có những ưu thế và hạn chế riêng

nhưng đều thể hiện tầm quan trọng đối với nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng quản lý kinh tế, dù việc sử dụng phương pháp này hay phương pháp kia và phương pháp nào là đặc trưng vẫn còn những tranh luận trái chiều. Việc lựa chọn sử dụng phương pháp nào để có lợi thế hơn với mỗi nhà nước ở từng quốc gia còn phụ thuộc vào diễn biến kinh tế từng thời kỳ, vào mục tiêu quản lý nền kinh tế quốc dân cũng như quan điểm định hướng trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhưng ở hầu hết các nước phát triển và cả những nước đang phát triển theo mô hình KTTT, phương pháp kinh tế thường được các nhà nước sử dụng như là phương pháp chủ đạo.

2.3. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝKINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Hồng Sơn (Trang 73 - 74)